THÔNG CÁO BÁO CHÍ
VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2020
Tình hình
kinh tế - xã hội Hà Tĩnh năm 2020 diễn ra trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp
cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát mạnh trên phạm vi toàn
cầu; thời tiết mưa lũ bất thường đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế
– xã hội của địa phương. Trong bối cảnh đó, tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai kịp thời
Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh
và Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm tính
chủ động, kịp thời, linh hoạt, lựa chọn các nhiệm vụ trọng tâm để tập trung chỉ
đạo, phù hợp với diễn biến tình hình và các vấn đề mới phát sinh, phấn đấu hoàn
thành cao nhất mục tiêu, kế hoạch đề ra.
1. Tăng
trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDRP năm 2020 của Hà Tĩnh ước tính tăng
0,53% so với năm 2019, chưa đạt so với kế hoạch đề ra (10,5-11%)
Trong mức
tăng chung của toàn nền kinh tế thì khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
3,76% đóng góp 0,5 điểm % vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây
dựng tăng 0,48%, đóng góp 0,21 điểm %; khu vực dịch vụ tăng 0,69%, đóng góp
0,23 điểm % và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 4,57%, đóng góp -0,41
điểm % vào mức tăng trưởng chung.
` - Khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản: Năm 2020 đạt mức tăng trưởng khá. Trong đó, ngành
nông nghiệp tăng 3,59% đóng góp 0,38 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành
lâm nghiệp tăng 2,81% đóng góp 0,03 điểm
phần trăm. Điểm sáng của khu vực này là ngành thủy sản đạt kết quả khá với mức
tăng 5,46%, nhưng do chiếm tỷ trọng nhỏ nên chỉ đóng góp 0,09 điểm phần trăm.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh năm2020 nhìn chung ổn
định trong điều kiện thời tiết và dịch bệnh phức tạp. Chăn nuôi gia cầm phát
triển tốt; sản lượng thủy sản và sản lượng gỗ khai thác đều tăng so với cùng kỳ
- Khu vực
Công nghiệp và xây dựng: Ngành công nghiệp năm 2020 tăng 1,13% so với cùng kỳ
năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ các năm 2011-2020, đóng góp
0,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm
2,5 %, đóng góp -0,64 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 5,08%, làm giảm
0,03 điểm phần trăm; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước
là điểm sáng trong tăng trưởng của khu vực này với mức tăng 12,52%, đóng góp
1,1 điểm phần trăm. Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước
thải giảm 7,27% so với cùng kỳ đóng góp -0,03 điểm %. Ngành xây dựng năm 2020
giảm -2,24% đóng góp -0,19 điểm phần trăm. Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa
bàn tỉnh năm 2020 chịu tác động mạnh của dịch bệnh Covid-19, gây thiếu nguồn
cung nguyên liệu đầu vào; cùng với đó là những khó khăn trong hoạt động thương
mại làm giảm nhu cầu tiêu thụ đầu ra dẫn tới sản lượng sản xuất sụt giảm. Bên
cạnh đó do ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh nên hoạt động xây dựng tiếp tục
gặp khó khăn.
- Khu vực dịch vụ: Năm 2020 tăng 0,69%, đây là năm thứ hai
tăng trưởng khu vực này đạt thấp kể từ khi xảy ra sự cố môi trường biển. Trong
khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn như: Bán buôn và bán
lẻ tăng 3,22% so với năm 2019, đóng góp 0,19 điểm phần trăm vào mức tăng chung;
hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có mức tăng khá 7,7%, đóng góp 0,2
điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 23,39%, đóng góp -0,55
điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 7,36%, đóng góp -0,27 điểm phần
trăm... Do là ngành chịu tác động lớn của tình hình dịch bệnh Covid-19 và chính
sách pháp luật với việc thực hiện Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ,
những tháng cuối năm lại chịu ảnh hưởng bởi thời tiết không thuận lợi, mưa bão xảy
ra liên tiếp.
- Thuế
sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm: Hiện nay, thực hiện tính chỉ tiêu GRDP theo giá
cơ bản thì thuế sản phẩm trừ (-) trợ cấp sản phẩm được tính trực tiếp vào GRDP.
Năm 2020, thuế sản phẩm trừ (-) trợ cấp sản phẩm theo giá so sánh giảm 4,57% so
với năm 2019 làm giảm 0,41 điểm phần trăm trong tổng mức tăng trưởng chung.
Nguyên nhân chính do số thu từ công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa giảm
mạnh và hoàn thuế VAT tăng cao so với cùng kỳ.
Cơ cấu kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm
nghiệp, thủy sản chiếm 15,81%, tăng 2,09 điểm phần trăm so với năm 2019; khu
vực công nghiêp- xây dựng chiếm 41,95% giảm 1,03 điểm phần trăm; khu vực dịch
vụ chiếm 33,75%, giảm 0,83 điểm phần trăm và khu vực thuế sản phẩm trừ trợ cấp
sản phẩm chiếm 8,49% giảm 0,23 điểm phần trăm.
Tốc độ tăng GRDP bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt
4,42%/năm, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 1,53%/năm; khu
vực công nghiệp-xây dựng đạt 8,8%/năm; khu vực dịch vụ đạt 3,46%/năm; thuế sản
phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt -3,91%/năm. Như vậy, hoạt động sản xuất ổn định
của Công ty Fomosa đóng vai trò rất lớn cho sự phát triển của ngành sản xuất
công nghiệp của địa phương cũng như của cả nước tạo tính bền vững trong tăng
trưởng kinh tế cho những năm tiếp theo và tạo tiền đề cho bước đột phá
mới.
2. Tài
chính, ngân hàng
- Thu - chi ngân sách Nhà nước: Tổng thu NSNN
trên địa bàn tính đến ngày 15/12/2020 đạt 10.126 tỷ đồng, bằng 80% so với cùng
kỳ năm 2019. Trong đó: thu nội địa chiếm 69,81%; tăng 13,20%; thu cân đối hoạt
động xuất nhập khẩu chiếm 20,66% giảm 63,02% và thu khác chiếm 9,53%; tăng
27,75% so với năm 2019. Trong điều kiện khó khăn chung do ảnh hưởng nghiêm
trọng của đại dịch Covid-19, bên cạnh đó hậu quả do lũ lụt, cháy rừng và dịch
bệnh trong sản xuất đã ảnh hưởng trực tiếp đến tổng thu NSNN trên địa bàn.
Với các giải pháp điều hành linh hoạt, bố trí sắp xếp hợp lý
các nhiệm vụ chi nên chi ngân sách cơ bản đảm bảo tiến độ theo dự toán đầu năm
và triển khai kịp thời các nhiệm vụ phát sinh.Tổng chi NSNN trên địa bàn tính
đến ngày 15/12/2020 đạt 18.917,1 tỷ đồng tăng 11,36% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong cơ cấu nguồn chi thì chi đầu tư phát triển chiếm 44,32% tổng chi, tăng
20,66% so với cùng kỳ; chi thường xuyên chiếm 55,60%, tăng 5,22% so với cùng kỳ
năm 2019.
- Hoạt động
ngân hàng: Năm 2020, Ngân hàng
Nhà nước Chi nhánh Hà Tĩnh tiếp tục chỉ đạo các TCTD tập trung vào các văn bản
chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của Ngành và UBND tỉnh có liên quan đến hoạt
động ngân hàng năm 2020 và các văn bản chỉ đạo liên quan đến phòng chống, khắc
phục hậu quả dịch Covid -19 và lũ lụt năm 2020.Vì vậy, trong thời gian qua hoạt
động ngân hàng trên địa bàn vẫn tiếp tục duy trì ổn định và có bước phát triển.
Nguồn vốn huy động tăng trưởng tốt ước đến cuối năm 2020 đạt 69,7 nghìn tỷ
đồng, tăng 23% so với cuối năm 2019, đạt 143,75% so với kế hoạch. Dư nợ cho vay
ước đến cuối năm 2020 đạt 59,3 nghìn tỷ, tăng 14,25% so với cuối năm. Nợ xấu
được kiểm soát và dưới mức cho phép (1,17%).
3. Sản xuất
nông, lâm nghiệp và thủy sản
3.1. Nông
nghiệp
a. Cây hàng năm: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm năm
2020 sơ bộ đạt 155.714 ha, bằng 99,28% (giảm 1.130 ha) so với năm 2019. Tổng
sản lượng lương thực có hạt cả năm sơ bộ đạt 580.398 tấn, bằng 105,32% (tăng
29.363 tấn) so với năm 2019.
Tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm 2020 sơ bộ tăng 0,31%
(tăng 322 ha) so với năm 2019; Năng suất thu hoạch lúa cả năm 2020 sơ bộ tăng
3,12% (tăng 1,56 tạ/ha) so với năm 2019. Tổng sản lượng lúa năm 2020 sơ bộ tăng
5,41% (tăng 27.389 tấn) so với năm 2019. Trong đó: sản lượng lúa Đông Xuân
chiếm tỷ trọng 60,92%, giảm 1,75% (giảm 5.793 tấn); sản lượng lúa vụ Hè Thu
chiếm tỷ trọng 38,92%, tăng 19,27% (tăng 33.588 tấn) và Vụ Hè Thu năng suất
tăng do ít sâu bệnh, nông dân tuân thủ lịch thời vụ nên lúa sinh trưởng và phát
triển tốt. Sản lượng lúa Mùa chiếm tỷ trọng 0,16% tổng sản lượng lúa cả năm,
giảm 32,97% (giảm 406 tấn) so với cùng kỳ năm 2019. Năng suất lúa vụ Đông Xuân
và vụ Mùa giảm do một số diện tích thời kỳ lúa trổ gặp điều kiện thời tiết
không thuận lợi. Đặc biệt, vụ Đông Xuân do ảnh hưởng một một số loại sâu bệnh
đạo ôn lá, bệnh rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh bạc lá đã làm cho năng suất giảm.
b. Cây lâu năm: Bên cạnh sản xuất cây hàng năm thì việc chăm
sóc và trồng mới các loại cây lâu năm cũng đã được quan tâm thực hiện, tổng
diện tích cây lâu năm sơ bộ đạt 31.449 ha, bằng 101,28%, tăng 396 ha so với năm
2019. Trong đo: Diện tích cây ăn quả sơ bộ đạt 18.797 ha, chiếm 59,8% tổng diện
tích cây lâu năm, bằng 105,37%, tăng 958 ha so với năm 2019; Diện tích cây cao
su sơ bộ đạt 8.739 ha, giảm 601 ha so với năm 2019; Diện tích chè búp sơ bộ đạt
1.260 ha, tăng 57 ha so với năm 2019. Chè xanh sơ bộ đạt 1.811 ha, tăng 46 ha
so với năm 2019. Năng suất chè búp sơ bộ đạt 82,28 tạ/ha, tăng 5,99 tạ/ha với
sản lượng chè búp đạt 7.775 tấn, tăng 307 tấn, bằng 104,11%. Năng suất cây chè
xanh sơ bộ đạt 106,47 tạ/ha, giảm 1,67 tạ/ha với sản lượng chè xanh đạt 18207
tấn, tăng 460 tấn. Mô hình trồng chè đã đạt những kết quả khả quan, hiệu quả
cao hơn so với trồng các loại cây công nghiệp khác.
c. Về chăn nuôi gia súc, gia cầm: Ngay từ đầu năm, việc chăn
nuôi gia súc, gia cầm đã được tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện
pháp kiểm soát dịch và đạt được những kết quả bước đầu về tăng đàn, tái đàn và
tăng sản lượng. Ước tính đến thời điểm 01/01/2021, toàn tỉnh có tổng đàn trâu
66.816 con, tăng 1,56% so với cùng kỳ; tổng đàn bò 170.246 con, tăng 2,1%; tổng
đàn lợn 385.674 con, tăng 8,39%; tổng đàn gia cầm 9,241 triệu con, tăng 4,99%.
Sản lượng thịt trâu đạt 3650 tấn, tăng 1,39% so với cùng thời điểm năm trước;
sản lượng thịt bò đạt 10.070 tấn, tăng gần 3,74%; sản lượng thịt lợn đạt 72.389
tấn, tăng 1,34%; sản lượng thịt gia cầm đạt 20.054 tấn, tăng 10,98%; sản lượng
trứng gia cầm đạt 330,42 triệu quả, tăng 5,13%. Sản lượng sữa bò cả năm 2020
đạt 10.170 tấn, tăng 6,21% so với năm 2019.
Tình hình dịch bệnh, thiệt hại: Tính từ đầu năm đến ngày
20/12/2020, dịch lở mồm long móng đã xảy ra tại 10 xã thuộc 7 huyện, thị xã
(Can Lộc, Hương Sơn, huyện Kỳ Anh, thị xã Hồng Lĩnh, Đức Thọ, Nghi Xuân, Hương
Khê), làm cho 132 con gia súc mắc bệnh, hiện còn ổ dịch tại các xã Gia Phố,
Hương Vĩnh (huyện Hương Khê) chưa qua 21 ngày. Dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra
tại 34 hộ/20 xã của 10 huyện, thành phố, thị xã, buộc phải tiêu hủy là 234 con
với trọng lượng 13,5 tấn. Các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác không
xẩy ra trên đàn gia súc, gia cầm.
Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đã được các địa
phương triển khai thực hiện nhưng kết quả đạt được vẫn còn thấp so với kế
hoạch, cụ thể: tiêm phòng lở mồm long móng cho đàn trâu, bò 253.524 liều, đạt
81,2% kế hoạch; Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò đạt 243.868 liều, đạt 79,6% kế
hoạch; Dịch tả lợn 300.263 liều, đạt 79,4% kế hoạch; tụ huyết trùng lợn 300.186
liều, đạt 80,9% kế hoạch; tiêm phòng dại cho chó 120.847 liều, đạt 75,9% kế
hoạch và tiêm phòng dịch cúm gia cầm 1,97 triệu liều, đạt 39,8% kế hoạch.
3.2. Lâm
nghiệp
- Trồng
rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng: Năm 2020, diện tích rừng trồng mới tập trung
toàn tỉnh ước đạt 8.903 ha, tăng 3,43% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm
nghiệp trồng phân tán giảm 19,46% (giảm 795 ngàn cây) so với năm trước. Trồng
cây phân tán chủ yếu được trồng vào các dịp lễ tết và thực hiện Chương trình
mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; sản lượng gỗ khai thác sơ bộ tăng
6,71% (tăng 22.805 m3) so với năm trước
- Thiệt hại rừng: Công tác tuần tra, quản lý bảo vệ rừng
được tăng cường, từ đầu năm đến nay đã phát hiện và xử lý 189 vụ vi phạm Luật
Lâm nghiệp, tịch thu tang vật 164,287 m3 gỗ các loại, 164,4 kg động vật rừng,
3752,7kg lâm sản khác và 24 phương tiện. Năm 2020, toàn tỉnh xảy ra 51 điểm
phát lửa, trong đó có 14 điểm gây cháy rừng, diện tích rừng bị cháy 85,67ha,
diện tích rừng thiệt hại không có khả năng phục hồi ước tính khoảng 59,7ha (so
với năm 2019 giảm 49 điểm phát lửa, giảm 7 vụ cháy, diện tích rừng bị cháy giảm
377,23 ha, diện tích rừng thiệt hại không có khả năng phục hồi giảm 243,25 ha).
3.3. Thủy sản
Kết quả đánh bắt, nuôi trồng thủy sản năm 2020 vẫn ổn định
và tiếp tục có bước phát triển khá với sản lượng thủy hải sản khai thác và nuôi
trồng sơ bộ tăng 2,7%, tăng 1.440 tấn so với năm 2019, trong đó:
- Sản phẩm thủy sản khai thác: Sơ bộ đạt tăng 2,93%, tăng
1.125 tấn so với năm 2019, chiếm 72,07% tổng sản lượng thủy hải sản năm 2020.
Sản lượng khai thác cá tăng 1.008 tấn; tôm giảm 93 tấn; thủy sản khác tăng 210
tấn.
- Sản phẩm thủy sản nuôi trồng: Sơ bộ tăng 2,1%, tăng 315
tấn so với năm 2019, chiếm 27,93% tổng sản lượng thủy hải sản năm 2020. Trong
đó, sản lượng cá giảm 128 tấn; tôm tăng 173 tấn; thuỷ sản khác tăng 270 tấn.
Đợt lũ lụt vào trung tuần tháng 10 cũng đã gây thiệt hại đối với hoạt động nuôi
trồng.
4. Sản xuất
công nghiệp
- Chỉ số sản xuất công nghiệp: Tính chung 12 tháng năm 2020,
chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh ước tính giảm 4,83% so với năm
2019. Ngành khai khoáng giảm 6,49%, làm giảm 0,06 điểm phần trăm vào mức tăng
chung; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 7,62%, làm giảm 6,06 điểm phần
trăm (là ngành đóng góp chủ yếu vào mức tăng giảm toàn ngành công nghiệp); sản
xuất và phân phối điện tăng 8,43%, đóng góp 1,42 điểm phần trăm; ngành cung cấp
nước và xử lý rác thải giảm 4,63%, làm giảm 0,13 điểm phần trăm vào mức tăng
chung toàn ngành.
- Về Một số sản phẩm chủ yếu: Sản phẩm công nghiệp chủ yếu
năm 2020 chỉ có 7 sản phẩm tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tăng cao
nhất là Quặng Zircon và tinh quặng Zircon tăng 43,79%; thu gom rác thải tăng
15,27%; điện sản xuất tăng 8,18%; Nước uống tăng 5,22%; song song với việc một
số sản phẩm công nghiệp tăng thì trong năm vừa qua đã có đến 14 sản phẩm chủ
yếu ngành công nghiệp giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó một số sản phẩm
giảm mạnh như: bê tông trộn sẵn giảm 61,05%; quặng inmenit và tinh quặng inmenit
giảm 43,2%; gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) giảm 39,83%.
5. Tình
hình hoạt động của doanh nghiệp
Tính đến 20/12/2020 toàn tỉnh thành lập mới 943 doanh nghiệp
(giảm 7,73% ) và 38 hợp tác xã (tăng 15,15%) so với cùng kỳ năm trước, với tổng
số vốn đăng ký đạt 7.393 tỷ đồng, giảm 39,02% so với cùng kỳ năm trước; bình
quân doanh nghiệp đăng ký vốn đạt 7,84 tỷ đồng/doanh nghiệp, giảm 6,16 tỷ
đồng/doanh nghiệp so với năm 2019.
Song song với số lượng Doanh nghiệp thành lập mới, trong năm
qua do tình hình dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh, cụ thể đã có 401 doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng kinh doanh, tăng
18,28% so với cùng kỳ.
6. Đầu tư và xây dựng
6.1. Đầu tư
phát triển
Dự ước tổng
vốn đầu tư thực hiện năm 2020 trên địa bàn toàn tỉnh đạt 26.075,4 tỷ đồng, bằng
100,5% so với năm 2019. Trong đó, vốn Nhà nước trên địa bàn ước đạt 7.867,4 tỷ
đồng, tăng 32,72% so với năm trước; vốn ngoài Nhà nước ước đạt 14.664,7 tỷ
đồng, bằng 99,03% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
ước đạt 3.543,3 tỷ đồng, bằng 68,01% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù nguồn vốn
nhà nước trên địa bàn có tăng mạnh trên (32,72%) so với cùng kỳ, song do cơ cấu
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn
vốn, và nguồn vốn này tiếp tục giảm trong năm 2020 nên ảnh hưởng rất lớn đến
việc tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
6.2. Xây
dựng
Năm 2020,
mặc dù nguồn vốn ngân sách tỉnh đầu tư trên địa bàn tăng 46% so với năm trước.
Một số dự án lớn do doanh nghiệp ngoài nhà nước, nước ngoài đầu tư trên địa bàn
triển khai xây dựng như Dự án Nhà máy bia Hồng Lĩnh (gần 1.200 tỷ), dự án nhà
máy sản xuất lâm sản An Việt Phát (380 tỷ); Dự án nhà máy gỗ Thanh Thành Đạt
tăng nguồn vốn từ 1.485 tỷ lên 1.785 tỷ; Dự án nhà máy điện mặt trời Cẩm Xuyên
(550 tỷ)... Tuy nhiên, hoạt động xây dựng trên địa bàn gặp khó khăn do dịch
bệnh Covid-19 diễn ra trong thời gian dài. Tháng 4, các hoạt động xây dựng tạm
ngừng hoặc giãn thi công do giãn cách xã hội, tháng 10 mưa lớn ngập úng trên
diện rộng.
7. Bán lẻ
hàng hóa, hoạt động của các ngành dịch vụ
Năm 2020 kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh
chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và thiên tai đặc biệt các ngành dịch vụ
vận tải và lưu trú, ăn uống; du lịch. Sau lệnh dỡ bỏ giãn cách xã hội, hoạt
động sản xuất, kinh doanh đã dần ổn định trở lại; nguồn cung hàng hóa chủ động,
chất lượng được bảo đảm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người dân.
- Tổng mức
bán lẻ hàng hóa: Tổng mức bán lẻ hàng hoá uớc cả năm 2020 đạt 40.853,8 tỷ đồng tăng 3,7% so cùng kỳ năm trước, nhưng thấp hơn
mức tăng 9% của năm 2019.
- Hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành: Năm
2020 dự tính đạt 4.284,13 tỷ đồng, giảm 20,9% so cùng kỳ năm trước. Trong đó:
Dịch vụ Lưu trú dự tính đạt 201,76 tỷ đồng, giảm 37,72%; Dịch vụ ăn uống dự
tính 4.082,37 tỷ đồng, giảm 19,86%; dịch vụ Lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch
dự tính đạt 11,56 tỷ đồng, giảm 55,33% so với cùng kỳ năm trước.
- Hoạt động dịch vụ khác: Ước cả năm 2020, doanh thu hoạt
động dịch vụ khác đạt 1.501,16 tỷ đồng, giảm 9,06% so với năm 2019, đây là năm
giảm lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây.
- Vận tải hành khách: Doanh thu vận
tải hành khách năm 2020 ước đạt 1.698,84 tỷ đồng, giảm 13,69% so với cùng kỳ
năm trước; sản lượng vận chuyển hành khách ước đạt 21.174,2 nghìn HK, giảm
15,85%; luân chuyển ước đạt 3.799.661,5 nghìn HK.km, giảm 14,55% so với cùng kỳ
năm trước.
- Vận tải hàng hóa: Doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 2.872,19 tỷ
đồng, giảm 8,22% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hàng hóa vận tải dự tính
đạt 32.710,6 nghìn tấn, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển ước đạt
874.663,7 nghìn tấn.km, giảm 6,99% so vói cùng kỳ năm trước.
- Hoạt động kho bãi,
dịch vụ hỗ trợ: Doanh thu kho bãi, dịch
vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 598,04 tỷ đồng, tăng 19,01% so với cùng kỳ năm trước.
8. Chỉ số
giá tiêu dùng
CPI năm 2020 tăng 3,45% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
khu vực thành thị tăng 4,18% và khu vực nông thôn tăng 3,01%. Một số nhóm hàng
có chỉ số tăng như: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 8,40%; Đồ uống và thuốc lá
tăng 2,67%; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 3,85%; Nhà ở, điện, nước, chất đốt
và vật liệu xây dựng tăng 4,19%; Giáo dục tăng 5,12%; Hàng hóa và dịch vụ khác
tăng 2,39% so với cùng kỳ năm trước.
9. Các vấn
đề xã hội
9.1. Dân
số, lao động và việc làm
Dân số trung bình năm 2020 ước tính 1.296.622 người, tăng
0,49% so với năm 2019. Trong đó: Dân số thành thị 287.766 người, chiếm 22,19%;
dân số nông thôn 1.008.856 người, chiếm 77,81%; dân số nam 642.159 người, chiếm
49,53% và dân số nữ 654.463 người, chiếm 50,47%. Lực lượng lao động từ 15 tuổi
trở lên năm 2020 ước khoảng 715.476 người, chiếm 55,18% dân số toàn tỉnh, tăng
1,17% so với năm 2019; trong đó lực lượng lao động nam 349.750 người (chiếm
48,88% trong tổng số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên); lực lượng lao động
thuộc khu vực thành thị 158.262 người (chiếm 22,12% lực lượng lao động từ 15
tuổi trở lên).
Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2020 ước tính
694.050 người, chiếm 97,01% trong tổng số lực lượng lao động 15 tuổi trở lên,
trong đó: lao động làm việc trong lĩnh vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm
50,63% trong tổng số (tương ứng 351.376
người), giảm 0,44 điểm phần trăm so cùng kỳ năm trước; Công nghiệp - Xây dựng
chiếm 18,77% (tương ứng 130.246 người), tăng 0,62 điểm phần trăm; Thương mại -
Dịch vụ chiếm 30,61% (tương ứng 212.428 người), giảm 0,18 điểm phần trăm. Ước
tính năm 2020, Hà Tĩnh đã giải quyết việc làm cho 19.893 lao động, giảm 19,73%
so với năm 2019, trong đó: Lao động được giải quyết việc làm thông qua các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh 12.240 người, tăng
3,2%; xuất khẩu lao động 4.803 người, giảm 49,89%; lao động đi làm việc ngoại
tỉnh 2.850 người, giảm 14,67%.
9.2. Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội
Đời sống dân cư Hà Tĩnh năm 2020 vẫn giữ vững ổn định so với
cùng kỳ năm trước. Tính đến 15/12/2020 Hà Tĩnh đã thực hiện chi trả tiền hỗ trợ
theo Nghị quyết 42 của Chính phủ cho 177.349 đối tượng với kinh phí 238,43 tỷ
đồng (đối tượng người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận
nghèo; đối tượng là hộ kinh doanh và lao động bị mất việc làm). Tính từ đầu năm
đến ngày 15/12/2020, trên địa bàn Hà Tĩnh không xảy ra thiếu đói .
Tỷ lệ giảm nghèo Hà Tĩnh đã đạt được kết quả đáng ghi nhận,
đến nay tỷ lệ hộ nghèo là 3,51% (gồm 13.412 hộ, với 26.990 khẩu), giảm 1,02
điểm phần trăm so với năm 2019; tỷ lệ hộ cận nghèo là 4,31% (gồm 16.462 hộ, với
50.219 khẩu), giảm 0,75 điểm phần trăm.
Toàn tỉnh trao tặng khoảng 475.242 suất quà trị giá khoảng
144,42 tỷ đồng, trong đó: tặng quà cho người có công khoảng 287.580 suất trị
giá 61,055 tỷ đồng; quà cho hộ nghèo 75.097 suất, kinh phí 34,766 tỷ đồng; quà
cho người cao tuổi 54.767 suất, kinh phí 16,051 tỷ đồng; quà cho trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn 13.198 suất, kinh phí 6,299 tỷ đồng; quà đối tượng bảo trợ xã hội
và các đối tượng khác 44.600 suất, kinh phí 26,249 tỷ đồng. Cấp khoảng 28.570
thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, 49.048 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo,
144.358 thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và 59.798 thẻ bảo hiểm y tế
cho người có công.
9.3. Giáo dục, đào tạo
- Giáo dục phổ thông: Năm học 2020-2021, toàn tỉnh có 667
trường, giảm 35 trường so với năm học 2019-2020 (gồm 254 trường mầm non, giảm
11 trường; 221 trường tiểu học, giảm 20 trường; 147 trường THCS, giảm 4 trường;
45 trường THPT, không thay đổi) với 10.400 lớp (mẫu giáo 2.804 lớp, tiểu học
4.030 lớp, THCS 2.366 lớp, THPT 1.200 lớp) và 18.005 giáo viên (mầm non 5.254
người, tiểu học 5.375 người, THCS 4.599 người, THPT 2.777 người) và 322.636 học sinh (nhà trẻ, mẫu giáo 79.237
em, tiểu học 121.205 em, THCS 78.464 em và THPT 43.730 em).
- Giáo dục đào tạo: Năm học 2020-2021, chỉ tiêu tuyển sinh
vào các trường Đại học Hà Tĩnh hệ chính quy là 1.430 học sinh, trong đó: Hệ Đại
học 1.380 chỉ tiêu, hệ Cao đẳng 50 chỉ tiêu. Bên cạnh đó, Hà Tĩnh có 23 cơ sở
giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 4 trường cao đẳng, 1 phân hiệu của trường cao
đẳng, 4 trường trung cấp, 10 trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, 4 cơ sở dạy nghề
khác. Tính đến ngày 10/12/2020,
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho
khoảng 4.313 người, trong đó: trình độ cao đẳng 35 người, trình độ trung cấp
806 người; trình độ sơ cấp và đào tạo
thường xuyên 3.472 người.
9.4. Hoạt động Y tế
- Tình hình dịch bệnh:Hiện nay, trên địa bàn tỉnh không có
bệnh nhân bị nhiễm Covid-19, cộng dồn tổng số bệnh nhân nhiễm Covid -19 là 4
người, tất cả các ca trên đã điều trị khỏi. Tính đến ngày 15/12/2020 cộng dồn
cách ly tập trung toàn tỉnh là 15.261 người; cộng dồn cách ly và theo dõi tại
nhà là 19.739 người.
Ngoài dịch bệnh Covid-19, năm 2020 trên địa bàn Hà Tĩnh đã
ghi nhận 3 ổ dịch xuất huyết Dengue (gồm 25 ca) và 2 ổ dịch thủy đậu (gồm 17
ca); tất cả các ổ dịch đều không có bệnh nhân tử vong. Ngoài các ổ dịch trên
còn có 64 trường hợp sốt xuất huyết, 266 trường hợp sốt rét, 175 trường hợp mắc
lỵ trực trùng, 258 trường hợp mắc lỵ a míp, 126 trường hợp mắc quai bị, 636
trường hợp mắc thủy đậu, 108 trường hợp mắc bệnh chân tay miệng và 45 trường
hợp mắc bệnh viêm gan siêu vi trùng. Tất cả đều là ca mắc đơn lẻ, không có
trường hợp nào tử vong. - Công tác
phòng chống HIV/AIDS: Năm 2020, Hà Tĩnh có 75 trường hợp nhiễm mới HIV (giảm 3
trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái), 70 trường hợp chuyển thành AIDS (giảm 2
trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái) và có 9 trường hợp chết vì AIDS (giảm 1
trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái).
- Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Năm 2020, trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm (huyện Cẩm Xuyên ;huyện Kỳ Anh ;huyện
Đức Thọ) với 1.173 ca ngộ độc (24 ca ngộ độc tập thể, 1.149 ca đơn lẻ), không
có người chết vì ngộ độc. So với năm 2019 giảm 1 vụ ngộ độc, giảm 507 ca ngộ
độc (giảm 62 ca ngộ độc tập thể, giảm 445 ca ngộ độc đơn lẻ).
9.5. Hoạt động văn hóa - thể thao
- Hoạt động văn hóa: Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động
du lịch trên địa bàn tỉnh phải đóng cửa, tạm ngừng hoạt động, nên hoạt động văn
hóa năm 2020 rất trầm lắng. Hoạt động văn hóa ở Hà Tĩnh nổi bật với hoạt
động như: “ Mừng Đảng- mừng Xuân Kỷ Hợi” năm 2020, kỷ niệm ngày Giải phóng Miền
Nam (30/4), ngày Quốc tế lao động, kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh,
ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2020) hay lễ kỷ niệm 72
năm ngày Thương binh Liệt sỹ.
- Công tác kiểm tra, thanh tra văn hóa: Năm 2020, Thanh tra
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện 06 cuộc thanh tra, kiểm tra trên
100 cơ sở kinh doanh. Cấp 192 giấy phép, trong đó
có 31 giấy phép thuộc lĩnh vực du lịch; 7 giấy phép thuộc
lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn; 141 giấy phép thuộc lĩnh vực Văn hóa cơ
sở; 07 giấy phép thuộc lĩnh vực thể dục thể thao, 06 cái thuộc lĩnh
vực còn lại.
- Hoạt động thể thao:
Hoạt động thể thao quần chúng ngày càng sôi nổi, với nhiều hình thức phong phú,
đa dạng; đồng thời gắn với các phong trào thi đua yêu nước thường xuyên được
duy trì và tạo sức lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân. Cùng với đó, thể thao
thành tích cao năm 2020, Hà Tĩnh tham
gia 31 giải thành tích cao, kết quả đạt: 147 HC (67V-32B-48Đ ), trong đó môn
điên kinh tham gia 5 giả đạt 44HC
(24HCV, 8 HCB, 12HCĐ), Muay tham gia 2 giải đạt 3 huy chương (1HCB,
2HCĐ), Đua Thuyền tham gia 4 giải đạt 21 huy chương (13V, 4B, 4Đ).
9.6. Tình hình an toàn giao thông
Tính từ 15/12/2019 đến 14/12/2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
đã xẩy ra 124 vụ tai nạn giao thông, 103 người chết, 64 người bị thương so với
năm 2019 số vụ tai nạn giao thông đã giảm 2 vụ (giảm 1,58%), giảm 7 người chết
(giảm 3,74%), giảm 15 người bị thương (giảm 18,98%), trong đó: tai nạn giao
thông đường bộ 123 vụ, 102 người chết, 64 người bị thương; tai nạn đường sắt
xảy ra 1 vụ ,1 người chết.
9.7. Tình hình thiên tai
Năm 2020, trên địa bàn Hà Tĩnh đã xảy ra 11 đợt thiên tai đã
gây thiệt hại làm 7 người chết, 51 người bị thương; 8 nhà bị sập, 4.565 nhà bị
hư hỏng; 1520,4 ha lúa, 4.598,4 ha hoa màu, 2.154 ha cây trồng hằng năm, 836,05
ha cây trồng hằng năm, 480,9 ha rừng, 2.304 ha cây ăn quả bị đổ gãy và hư hỏng;
826,6 nghìn con gia cầm, 339 con trâu, bò, 9.281 con lợn, 397 gia súc khác bị
cuốn trôi và chết; 643 cột điện, 3 ăng ten bị gãy đổ; 970 nhà cơ quan và 141
trường học bị hư hại... Ngoài ra, còn có một cây cối bị đổ gãy và nhiều thiệt
hại khác. Tổng thiệt hại ước tính là 5.456,07 tỷ đồng. Sau khi xảy ra thiên
tai, các địa phương đã huy động lực lượng hỗ trợ tổ chức khắc phục kịp thời các
thiệt hại đồng thời kêu gọi hỗ trợ 4079 tấn gạo và hàng ngàn suất quà có trị
giá 246 tỷ đồng để đảm bảo cuộc sống và sinh hoạt cho người dân.
9.8. Môi trường
- Tình hình cháy, nổ: Tính cả năm 2020, trên địa bàn xảy ra
67 vụ cháy, nổ (trong đó có 67 vụ cháy và 0 vụ nổ), làm chết 3 người, bị thương
4 người, thiệt hại ước tính 12.363,8 triệu đồng; so với cùng kỳ năm trước giảm
9 vụ cháy nổ (giảm 4 vụ cháy, 5 vụ nổ), tăng 1 người chết, tăng 4 người bị
thương.
- Công tác bảo vệ môi trường: Tính chung cả năm 2020, phát
hiện 48 vụ vi phạm môi trường, đã xử lý 43 vụ với số tiền xử phạt là 329,4
triệu đồng. So với cùng kỳ năm trước: giảm 55 vụ (giảm 53,39%), số vụ xử lý
giảm 47 vụ, số tiền nộp phạt tăng 27,9 triệu. Các vụ vi phạm chủ yếu là hoạt
động khai thác đất, cát trái phép./.
CỤC THỐNG KÊ HÀ TĨNH