MyLabel

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT ĐỀ ÁN 715 - ĐỔI MỚI QUY TRÌNH BIÊN SOẠN SỐ LIỆU TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

12/11/2020

Ngày 11/12/2020, Bộ Kế hoạch đầu tư tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến tổng kết Đề án đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩn trên địa bàn tỉnh thành phố trực thuộc trung ương theo Quyết định phê duyệt đề án số 715/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng chính phủ (gọi tắt là Đề án 715). Tham dự đầu cầu Hà Tĩnh có đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, UVBTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; cùng đại diện các Ban HĐND tỉnh, đại diện các sở, ngành liên quan; lãnh đạo và cán bộ công chức Cục Thống kê.

Sau hơn 20 năm thực hiện biên soạn Hệ thống tài khoản quốc gia năm 1993 (SNA 1993). Đến năm 2008, yêu cầu cập nhật đổi mới từ SNA 1993 sang SNA 2008 của cơ quan Thống kê Liên hiệp quốc. Tổng sản phẩm quốc gia (GDP) và tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố (GRDP), tuy đã tuân thủ tối đa các hướng dẫn của nhưng quy trình phân công và phân cấp biên soạn số liệu giữa trung ương và địa phương áp dụng từ năm 1993 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, dẫn tới tình trạng chênh lệch số liệu GRDP cộng từ các tỉnh, thành phố so với số liệu GDP của cả nước ngày càng có xu hướng xa hơn (ngày càng doãng ra). Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng chênh lệch này bao gồm: (i) Khó khăn trong việc thu thập thông tin theo nguyên tắc thường trú của Tài khoản quốc gia, dẫn đến có sự tính trùng giữa các địa phương; (ii) Bệnh thành tích của các địa phương; (iii) Đội ngũ công chức, viên chức thống kê chuyên sâu về Tài khoản quốc gia của các Cục Thống kê tuy trình độ chuyên sâu đã được nâng lên, nhưng nhìn chung vẫn còn hạn chế và thiếu về số lượng.

Vai trò, tầm quan trọng của chỉ tiêu GDP và GRDP trong việc lập kế hoạch, quản lý và điều hành của chính quyền địa phương cho thấy cấp thiết phải có 1 đề ánnghiên cứu đổi mới quy trình biên soạn số liệu GDP và GRDP theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế mới và phù hợp với thực tiễn nước ta nhằm nâng cao chất lượng số liệu GDP và GRDP, đáp ứng nhu cầu thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa phương phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước và địa bàn tỉnh, thành phố; đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối tượng dùng tin trong và ngoài nước khác. Do những bất cập của quy trình phân tán trong biên soạn chỉ tiêu GRDP.

Kết quả biên soạn tổng sản phẩm trên địa bàn trước và sau khi có Đề án 715:

Tốc độ tăng GDP của cả nước tính từ số liệu GRDP của các địa phương năm 2012 là 9,13%, gấp 1,74 lần so với tốc độ tăng 5,25% do Tổng cục Thống kê biên soạn (năm 2011 có chênh lệch tốc độ tăng trưởng lớn nhất gần 2 lần).  Đáng chú ý là mặc dù năm 2012 kinh tế thế giới và kinh tế nước ta tiếp tục gặp khó khăn, nhưng không có địa phương nào biên soạn và công bố tăng trưởng GRDP thấp hơn tốc độ tăng 5,25% của cả nước, thậm chí vẫn có 21 địa phương tăng GRDP trên 10% (nhiều địa phương có tốc độ tăng trưởng ở hai con số trong khi cả nước chỉ tăng ở một con số).

Quá trình rà soát, đánh giá lại số liệu GRDP giai đoạn 2010-2016 theo Đề án 715 đã cơ bản xử lý những bất cập, mâu thuẫn giữa số liệu GDP và GRDP; chênh lệch về quy mô và tốc độ tăng trưởng giữa cả nước và các tỉnh, thành phố đã được rút ngắn đáng kể. Khoảng cách chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng GDP và GRDP của các tỉnh, thành phố giai đoạn 2010-2016 giảm từ 1,7-1,8 lần xuống còn từ 1,01-1,05 lần;

Khoảng cách chênh lệch tốc độ tăng GDP giữa Trung ương và địa phương năm 2018 và 2019 cũng chỉ còn khoảng 1,01 lần cho thấy tính khả thi và tính phù hợp với tình hình thực tế của Đề án 715.

Những nội dung cần tiếp tục thực hiện Đề án 715 trong thời gian tiếp theo và xây dựng Chiến lược phát triển Thống kê đến 2030 vè tầm nhìn đến 2050

(1)     Tiếp tục hoàn thiện phương pháp luận và kỹ thuật tính toán để khắc phục và nâng cao chất lượng thông tin đầu vào: Ngành Thống kê đã nổ lực khai thác các nguồn thông tin ban đầu hiện có theo nhiều kênh thông tin khác nhau; tăng cường rà soát các khâu nên thông tin ban đầu phục vụ biên soạn GRDP đã đầy đủ hơn và bảo đảm chất lượng hơn. Tăng cư