MyLabel

Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh năm 2018

12/28/2018

             1. Tăng trưởng kinh tế

Tiếp nối đà phục hồi tăng trưởng năm 2017, năm 2018 kinh tế Hà Tĩnh tiếp tục tăng trưởng đạt mức khá cao. Mặc dù đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức nhưng với sự phát triển của ngành công nghiệp mà chủ lực là dự án Fomosa Hà Tĩnh đã tạo bước phát triển mới cho kinh tế Hà Tĩnh. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 dự ước tăng 20,8% so với năm 2017, vượt mức kế hoạch đặt ra đầu năm (kế hoạch tăng 18-19%). Trong giai đoạn 5 năm từ 2014 đến 2018, Hà Tĩnh đã có bước tiến trong tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, do sự cố môi trường biển xẩy ra đã làm cho kinh tế năm 2016 giảm sâu, nên tốc độ tăng GRDP bình quân giai đoạn 2014-2018 mới đạt 10%/năm, trong đó khu vực sản xuất công nghiệp và xây dựng là thành tố quan trọng đóng góp cho sự cải thiện về tốc độ tăng trưởng bình quân chung cả giai đoạn này.

Trong 5 năm qua, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo thướng tích cực theo xu thế giảm tỷ trọng khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (19,32% năm 2014 xuống 15,28% năm 2018), tăng tỷ trọng khu vực sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng (37,05% năm 2014 lên 43,79% năm 2018) và tăng tỷ trọng khu vực thương mại, dịch vụ (32,34% năm 2014 lên 34,26% năm 2018). Mô hình tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh đang tiếp tục có sự chuyển đổi, chất lượng tăng trưởng có bước chuyển biến mới, trong đó hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng.

                        - Khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2018 diễn ra trong điều kiện thời tiết có nhiều thuận lợi, sự cố môi trường biển và hậu quả thiên tai đã được tập trung giải quyết khắc phục cơ bản, sản xuất nông nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá. GRDP khu vực này năm 2018 dự ước tăng 5,9%, đóng góp 1,03 điểm phần trăm trong tăng trưởng chung.

         Hoạt động sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá là nguyên nhân chính làm cho tăng trưởng khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng so với cùng kỳ. Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp tăng 7,05%, làm tăng 1,01 điểm phần trăm trong tăng trưởng chung GRDP. Nguyên nhân chính làm cho kết quả sản xuất nông nghiệp đạt khá đó là sản xuất lúa vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2018 đạt kết quả khá toàn diện, trong đó vụ Xuân thắng lợi cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích gieo cấy lúa vụ Xuân năm 2018 tăng so với cùng kỳ, còn diện tích gieo cấy lúa vụ Hè Thu và vụ Mùa lại giảm do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết. Tuy nhiên, do năng suất lúa của cả ba vụ sản xuất trong năm đều tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó năng suất lúa vụ Xuân đạt 56,42 tạ/ha, đạt mức cao nhất từ trước đến nay nên đã làm cho tổng sản lượng lúa năm 2018 tăng 20,9% (tăng 92.523 tấn) so với năm 2017. Còn đối với hoạt động chăn nuôi trên địa bàn năm 2018 vẫn còn gặp khó khăn, thiếu sự ổn định nên đóng góp không nhiều vào tăng trưởng chung. Các dự án chăn nuôi bò lớn trên địa bàn tỉnh cũng đều gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ, do giá cả thấp và nhiều yếu tố khác như nguồn vốn, ảnh hưởng môi trường nên không đạt được kết quả như mong đợi. Chăn nuôi lợn tuy đã có những chuyển biến tích cực hơn, giá thịt hơi tăng lên sau kỳ sụt giảm giá mạnh ở những tháng đầu năm nên nhiều hộ chăn nuôi lợn đã tái đàn trở lại tuy nhiên vẫn thiếu sự ổn định.

         Hoạt động sản xuất lâm nghiệp giảm, với mức tăng trưởng năm 2018 giảm 6,13%, đóng góp -0,1 điểm phần trăm trong tăng trưởng chung. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn giảm do sản lượng gỗ khai thác giảm mạnh. Nguyên nhân là cuối năm 2017 bị ảnh hưởng bởi bão số 10 đã làm cho nhiều diện tích rừng trồng bị gãy đỗ phải khai thác nên sang năm 2018 diện tích khai thác giảm.

         Đối với hoạt động sản xuất thủy sản thì năm 2018 tăng 7,34%, đóng góp 0,11 điểm phần trăm trong tăng trưởng chung. Như vậy, sau hai năm xẩy ra sự cố môi trưởng biển, với sự nổ lực của các cấp, các ngành trong việc khắc phục sự cố thì hoạt động sản xuất thủy sản đã hồi sinh và đi vào ổn định sản xuất. Mặt khác, thời tiết thuận lợi đã tạo điều kiện cho bà con ngư dân hoạt động sản xuất nên sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản năm 2018 tăng so với năm 2017.

         - Khu vực công nghiệp và xây dựng trong những năm qua luôn có tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung. Năm 2018, khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao 48,89%, đóng góp đến 16,63 điểm phần trăm trong tăng trưởng chung. Đây chính là nguyên nhân chính tạo dự tăng trưởng kinh tế cao của địa phương trong năm 2018.

         Đối với ngành công nghiệp, năm 2018 tăng 75,78%, đóng góp 17,19 điểm phần trăm trong tăng trưởng chung, đây chính là nhân tố tác động chính vào tăng trưởng năm 2018. Bên cạnh một số sản phẩm vẫn giữ ổn định sản lượng sản xuất và có tăng nhẹ so với cùng kỳ như: Sản phẩm bia đóng lon ước đạt 60,37 triệu lít (tăng 3,6%), điện thương phẩm ước đạt 904,3 triệu Kwh (tăng 6,4%) ...thì một số sản phẩm đã có bước phát triển mạnh đó là dự án Fomosa năm 2018 sản xuất ước đạt 2,65 triệu tấn than cốc (tăng 105%) và 3,96 triệu tấn thép (tăng 164,5%). Nhìn chung, dự án Fomosa trong thời gian qua đã đi vào sản xuất ổn định, đây là dự án lớn và có sự ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp Hà Tĩnh cũng như cả nước. Với việc dự án Fomosa đưa vào vận hành ổn định cả 2 lò cao thì đây vẫn là nhân tố để tiếp tục tạo ra sự tăng trưởng khá cho sản xuất công nghiệp Hà Tĩnh trong thời gian tới.     

          Bên cạnh sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp thì hoạt động xây dựng trên địa bàn đang gặp khó khăn, nhiều dự án lớn chậm thi công, một số dự án có vốn đầu tư nước ngoài tiến độ triển khai chậm, riêng dự án Khu liên hợp Gang thép và Cảng Sơn Dương Formosa cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 nên vốn đầu tư giảm mạnh. Vì vậy, kết quả hoạt động của ngành xây dựng năm 2018 tiếp tục giảm so với cùng kỳ. Tăng trưởng của ngành xây dựng năm 2018 ước tính giảm 4,92% so với cùng kỳ, đóng góp -0,56 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung. Mặc dù kết quả sản xuất ngành xây dựng có giảm nhưng tác động không đáng kể đến tăng trưởng chung năm 2018.

          - Khu vực sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ nhìn chung ổn định chưa có sự đột phá so với năm 2017; hạ tầng kinh doanh thương mại, dịch vụ có bước phát triển tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dung hàng hóa, dịch vụ của người dân. Năm 2018, khu vực này dự ước đạt tốc độ tăng trưởng 5,9%, đóng góp 2,43 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung.

Nền kinh tế đang có xu hướng ổn định hơn nên lượng tiền chi tiêu cho mua sắm hàng hóa trong dân đang dần tăng lên. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tăng 15,13% so với năm 2017. Cùng với việc phát triển các trung tâm thương mại có quy mô lớn ở thành phố Hà Tĩnh là việc đẩy nhanh chuyển đổi mô hình quản lý và đầu tư xây dựng các chợ huyện trung tâm. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, các hoạt động xúc tiến quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm của địa phương...là những yếu tố làm cho hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn ngày càng phát triển.

- Thuế sản phẩm trừ (-) trợ cấp sản phẩm năm 2018 vẫn duy trì mức tăng khá với mức tăng 9,62%, góp phần làm tăng 0,71 điểm phần trăm trong tổng mức tăng chung.

Hiện nay, thực hiện tính chỉ tiêu GRDP theo giá cơ bản thì thuế sản phẩm trừ (-) trợ cấp sản phẩm được tính trực tiếp vào GRDP. Năm 2018, do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa đã nhập về số lượng lớn mặt hàng than, quặng sắt và phôi thép làm nguyên liệu phục vụ quá trình sản xuất nên đã góp phần tạo ra số thu thuế xuất nhập khẩu ước đạt 5.930 tỷ đồng, tăng 103,72% so với năm 2017). Cùng với thuế xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng thì thuế giá trị gia tăng hàng sản xuất, kinh doanh trong nước và thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước cung đều tăng so với cùng kỳ đã góp phần tạo ra sự tăng trưởng.

          Tóm lại, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 trên địa bàn Hà Tĩnh đạt mức tăng cao nhất trong 5 năm qua. Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác thì dự án Fomosa đi vào sản xuất ổn định vẫn là nhân tố tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ đối với kinh tế Hà Tĩnh. Năm 2018, nếu loại trừ yếu tố tăng sản phẩm thép của dự án Fomosa thì tốc độ tăng trưởng GRDP của Hà Tĩnh chỉ đạt 9,01% (đóng góp của thép trong tăng trưởng chung là 11,79 điểm phần trăm). Như vậy, đóng góp từ sản phẩm thép của dự án Fomosa vào tăng trưởng kinh tế của Hà Tĩnh là rất lớn.

          2. Tài chính, ngân hàng

          2.1. Thu - chi ngân sách

          Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2018 ước đạt 17.176,8 tỷ đồng, bằng 140,21% so với cùng kỳ năm trước và bằng 128,67% dự toán năm, trong đó: Thu nội địa đạt 6.279,5 tỷ đồng, bằng 119,22% so với cùng kỳ năm trước và bằng 104,66% dự toán năm; thu hải quan đạt 5.930,4 tỷ đồng, bằng 203,72% so với cùng kỳ năm trước và bằng 174,42% dự toán năm; thu chuyển nguồn đạt 4.930,9 tỷ đồng, bằng 125,33% so với cùng kỳ năm trước và bằng 124,84% dự toán năm. Trong điều kiện nền kinh tế đang có những khó khăn chung nhưng được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Ủy ban nhân dân tỉnh, sự quyết tâm của ngành Thuế, Hải quan và sự đồng hành của hệ thống chính trị nên thu ngân sách đã có nhiều chuyển biến tích cực, phấn đấu vượt dự toán HĐND tỉnh giao. Tuy nhiên, do cơ cấu các khoản thu ngân sách không đảm bảo dự toán đầu năm, thuế phí và thu khác đưa vào cân đối ngân sách chưa đạt dự toán, hụt thu các cấp ngân sách các năm trước đây và năm 2018 lớn nên việc điều hành ngân sách còn gặp khó khăn, áp lực.

          Tổng chi cân đối ngân sách địa phương năm 2018 ước đạt 13.744,8 tỷ đồng, bằng 100,46% so với cùng kỳ năm trước và bằng 105,52% so với dự toán năm, trong đó: Chi đầu tư phát triển 4.955,2 tỷ đồng, bằng 92,42% so với cùng kỳ năm trước và bằng 144,09% so với dự toán năm; chi thường xuyên 8.788,5 tỷ đồng, bằng 105,63% so với cùng kỳ năm trước và bằng 93,28% so với dự toán năm. Trong điều kiện thuế, phí và thu khác đưa vào cân đối ngân sách chưa đạt kế hoạch, nhưng với các giải pháp điều hành linh hoạt, hợp lý nên chi ngân sách địa phương cơ bản thực hiện đúng tiến độ theo dự toán. Một số nhiệm vụ, mục tiêu của tỉnh được quan tâm giải ngân kịp thời ngay từ đầu năm, chủ động cân đối xử lý nguồn kịp thời cho các cấp, các ngành, đơn vị thực hiện. Đảm bảo đủ nguồn vốn cho chi đầu tư phát triển, chi các hoạt động hành chính, sự nghiệp cấp tỉnh, các chính sách phát triển, an sinh xã hội, an ninh- quốc phòng; bổ sung nguồn vốn chi trả nợ đọng xây dựng cơ bản nhất là nợ đọng xây dựng nông thôn mới; cố gắng, kịp thời đáp ứng nguồn thực hiện các nhiệm vụ đột xuất cấp bách, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.2. Hoạt động ngân hàng

          Năm 2018, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Tĩnh tiếp tục triển khai và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, kịp thời các chủ trương, cơ chế chính sách của Nhà nước và của ngành đến các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Nhìn chung, trong năm qua hoạt động ngân hàng trên địa bàn vẫn tiếp tục duy trì ổn định và tiếp tục có bước phát triển.

          - Công tác huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động quản lý ước tính đến thời điểm 15/11/2018 đạt 47.823  tỷ đồng, tăng 14,73% so với đầu năm. Ước tính đến 31/12/2018, nguồn vốn huy động đạt 49.183 tỷ đồng, tăng 18% so với đầu năm, đạt kế hoạch đề ra đầu năm (kế hoạch tăng 18-20%). Huy động vốn tăng trưởng tốt và tăng đều qua các tháng. Theo thời hạn gửi: Kỳ hạn dưới 6 tháng chiếm 34,39%, từ 6 tháng đến 12 tháng chiếm 25,24%, từ 12 tháng trở lên chiếm 40,37% trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn tiền gửi trung, dài hạn chiếm tỷ trọng lớn giúp cho ngân hàng chủ động hơn trong công tác cho vay.

- Cho vay nền kinh tế: Với nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trên địa bàn, các tổ chức tín dụng đã áp dụng đồng loạt nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay, nhờ đó dư nợ của các tổ chức tín dụng tăng trưởng tương đối tốt và tăng đều qua các tháng. Doanh số cho vay 10 tháng đầu năm 2018 đạt 64.972 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2017. Dư nợ cho vay đến 15/11/2018 đạt 42.987 tỷ đồng, tăng 13,51% so với đầu năm. Ước tính đến 31/12/2018 tổng dư nợ đạt 44.308 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm, đạt 100% so với kế hoạch đề ra. Dư nợ của các nhóm ưu tiên tính đến 31/10/2018 chiếm hơn 46% tổng dư nợ, tăng 5,77% so với đầu năm, trong đó doanh nhỏ và vừa tăng 0,2% và lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng 7,05%.

 

- Kết quả thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng trong công tác tín dụng:

Trong 10 tháng đầu năm 2018, số khách hàng được hỗ trợ lãi suất tăng 54 khách hàng với doanh số cho vay được hỗ trợ là 31,1 tỷ đồng, lãi được hỗ trợ cho các khách hàng đang hưởng chính sách là 11,5 tỷ đồng.

Từ đầu năm đến 31/10/2018 các TCTD đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ cho 3.617 khách hàng với dư nợ được cơ cấu, điều chỉnh kỳ hạn là hơn 499,6 tỷ đồng.

Đến 31/10/2018, các TCTD trên địa bàn đã thực hiện cơ cấu lại nợ theo Quyết định 12/QĐ-TTg cho 10 khách hàng với dư nợ cơ cấu là 30,4 tỷ đồng. Thực hiện khoanh nợ cho 4 khách hàng với dư nợ được khoanh là 7,17 tỷ đồng.

Kết quả triển khai Nghị định 67 tính đến 31/10/2018, các TCTD đã cho vay đối với 11 chủ tàu với dư nợ đạt 153,17 tỷ đồng, đã thu nợ được 9,45 tỷ đồng. Nợ xấu là 117,57 tỷ đồng, chiếm 76,76% tổng dư nợ, trong đó có 9/11 chủ tàu phát sinh nợ xấu.

Kết quả triển khai Nghị quyết 02, các TCTD đã cho vay 1.027 khách hàng với dư nợ cam kết là 515 tỷ đồng, dư nợ đến thời điểm 31/10/2018 là hơn 350 tỷ đồng.

Dư nợ các chương trình chính sách trên địa bàn: Tính đến ngày 31/10/2018 dư nợ NHCSXH đạt 4.326 tỷ đồng, chiếm 10,13% tổng dư nợ toàn địa bàn, dư nợ cụ thể như sau: Cho vay hộ nghèo 702 tỷ đồng; cho vay hộ cận nghèo 988 tỷ đồng; cho vay hộ mới thoát nghèo 783 tỷ đồng; cho vay học sinh sinh viên 235 tỷ đồng; cho vay giải quyết việc làm 105 tỷ đồng; cho vay XKLĐ 6,4 tỷ đồng; cho vay NS&VSMTNT 542 tỷ đồng; cho vay SXKD tại vùng khó khăn 818 tỷ đồng; cho vay thương nhân vùng khó khăn 2,6 tỷ đồng; cho vay hộ nghèo về nhà ở theo QĐ167 là 61,2 tỷ đồng; cho vay hộ nghèo về nhà ở theo QÐ33 là 4,6 tỷ đồng; cho vay xây chòi tránh lũ, lụt 0,74 tỷ đồng và một số chương trình khác.

          - Công tác thanh toán, tiền tệ - kho quỹ, phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng: Các hoạt động thanh toán, tiền tệ - kho quỹ, phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiếp tục được đẩy mạnh, đảm bảo độ chính xác cao và an toàn. Đặc biệt đã đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Công tác phát hiện xử lý, phối hợp với các cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng chống và ngăn ngừa tiền giả được quan tâm thực hiện.

Trong năm 2018, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Tĩnh đã có ý kiến chấp thuận cho thành lập mới 1 Chi nhánh NHTM (trên cơ sở một số chi nhánh cấp 2 của Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT Hà Tĩnh); cấp phép 3 phòng giao dịch NHTM; 6 hồ sơ đăng ký lắp đặt ATM, chấp thuận mở rộng địa bàn đối với 6 QTDND. Đến thời điểm báo cáo, Chi nhánh quản lý 53 đầu mối (NHTM cấp 1 là 19 đơn vị; 1 NHCSXH, 1 NHHTX và 32 QTDND).

          3. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

          3.1. Sản xuất nông nghiệp

          a. Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn tỉnh sơ bộ đạt 154.926 ha, bằng 97,3% (giảm 4.302 ha), cây lương thực có hạt đạt 112.051 ha, chiếm 72,33% tổng diện tích gieo trồng và bằng 100,25% so với năm 2017. Tổng sản lượng lương thực có hạt sơ bộ đạt 570.884 tấn, bằng 121,16% (tăng 99.719 tấn), trong đó sản lượng lúa đạt 535.253 tấn, bằng 120,9% (tăng 92.523 tấn); sản lượng ngô đạt 35.631 tấn, bằng 125,31% (tăng 7.196 tấn) so với năm 2017.

Sản xuất lúa vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2018 đạt kết quả khá toàn diện, trong đó vụ Xuân thắng lợi cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích gieo cấy lúa vụ Xuân năm 2018 tăng so với cùng kỳ, trong đó một số địa phương có diện tích tăng như: Hương Sơn tăng 70,7 ha, Nghi Xuân tăng 69,7 ha, Thị xã Kỳ Anh tăng 38,2 ha...Mặc dù diện tích gieo cấy lúa vụ Hè Thu lại giảm so với cùng kỳ năm trước bởi ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây mưa lớn, ngập lụt trên địa bàn làm cho một số diện tích lúa gieo trồng đang thời kỳ phát triển bị ngập úng, thiệt hại. Các địa phương có diện tích lúa Hè Thu giảm mạnh như: Hương Sơn giảm 728 ha, Đức Thọ giảm 575 ha, Hương Khê giảm 155 ha, Nghi Xuân giảm 94,32 ha...Cùng với đó diện tích lúa vụ Mùa cũng giảm so với cùng kỳ năm trước do hiệu quả sản xuất lúa Mùa thấp nên người dân đã chuyển đổi cây trồng, mùa vụ. Tuy nhiên, do năng suất lúa của cả ba vụ sản xuất trong năm đều tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó năng suất lúa vụ Xuân đạt 56,42 tạ/ha, đạt mức cao nhất từ trước đến nay nên đã làm cho tổng sản lượng lúa năm 2018 tăng 20,9% (tăng 92.523 tấn) so với năm 2017. Trong mức tăng chung thì chủ yếu là tăng sản lượng lúa vụ Xuân với mức tăng 37,96% (tăng 91.817 tấn) so với cùng kỳ năm trước, chiếm đến 99,24% tổng sản lượng lúa tăng cả năm 2018 so với năm 2017.

         Kết quả sản xuất sơ bộ năm 2018 một số loại cây hàng năm khác cũng đạt khá cả về năng suất và sản lượng, cụ thể: Cây ngô diện tích đạt 9.252 ha, bằng 120,23% (tăng 1.557 ha), năng suất đạt 38,51 tạ/ha, bằng 104,22% (tăng 1,56 tạ/ha), sản lượng đạt 35.631 tấn, bằng 125,31% (tăng 7.196 tấn); cây khoai lang diện tích đạt 3.692 ha, bằng 88,75% (giảm 468 ha), năng suất đạt 70,59 tạ/ha, bằng 107,56% (tăng 4,96 tạ/ha), sản lượng đạt 26.063 tấn, bằng 95,46% (giảm 1.240 tấn); cây lạc diện tích đạt 13.563 ha, bằng 89,72% (giảm 1.554 ha), năng suất đạt 26,74 tạ/ha, bằng 114,17% (giảm 3,32 tạ/ha), sản lượng đạt 36.265 tấn, bằng 102,44% (tăng 863 tấn); cây rau các loại diện tích đạt 11.988 ha, bằng 111,71% (tăng 1.257 ha), năng suất đạt 68,18 tạ/ha, bằng 103,21% (tăng 2,12 tạ/ha), sản lượng đạt 81.730 tấn, bằng 115,3% (tăng 10.843 tấn); cây đậu các loại diện tích đạt 3.503 ha, bằng 52,2% (giảm 3.208 ha), năng suất đạt 5,91 tạ/ha, bằng 100%, sản lượng đạt 2.072 tấn, bằng 52,24% (giảm 1.894 tấn).

                   Bên cạnh sản xuất cây hàng năm thì việc chăm sóc và trồng mới các loại cây lâu năm cũng đã được quan tâm thực hiện. Sơ bộ tổng diện tích cây lâu năm hiện có là 29.997 ha, bằng 104,72% (tăng 1.352 ha) so với năm 2017, trong đó diện tích cây ăn quả là 16.991 ha, bằng 108,72% (tăng 1.363 ha), chiếm 56,64% tổng diện tích cây lâu năm. Diện tích một số loại cây ăn quả tăng so với năm 2017 như: Cam có diện tích tăng 9,83% (tăng 590 ha), bưởi có diện tích tăng 16,26% (tăng 428 ha), mít có diện tích tăng 4,28% (tăng 47 ha)...Mặt khác, do không ngừng đưa các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên sản lượng các loại cây lâu năm đều tăng so với cùng kỳ năm trước như: Chè búp đạt 7.498 tấn, tăng 3,72% (tăng 269 tấn); cam đạt 28.763 tấn, tăng 20,33% (tăng 4.860 tấn); chanh đạt 11.053 tấn, tăng 3,36% (tăng 359 tấn); bưởi đạt 15.837 tấn, tăng 18,35% (tăng 2.456 tấn)...Việc khai thác điều kiện thuận lợi về đất đai để phát triển cây ăn quả là rất cần thiết. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải có quy hoạch và kế hoạch phát triển một cách hợp lý, nhất là quan tâm đến chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ, tránh hiện tượng người dân tự phát phát triển cây ăn quả không theo quy hoạch sẽ dễ dẫn đến hiện tượng mất cân đối cung - cầu và gây thiệt hại cho người dân.

          b. Tình hình sâu bệnh đối với cây trồng: Với sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chuyên môn và sự chủ động của bà con nông dân trong công tác phòng, trừ sâu bệnh nên đã hạn chế mức thiệt hại thấp nhất do sâu bệnh gây ra đối với cây trồng. Nhìn chung, tình hình sâu bệnh năm 2018 tuy có xẩy ra nhưng gây thiệt hại không đáng kể đối với sản xuất trồng trọt. Sản xuất lúa vụ Xuân thì bệnh đạo ôn lá xuất hiện rải rác tại Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Đức Thọ với diện tích nhiễm bệnh là 2.054,8 ha, trong đó có 80,9 ha nhiễm nặng. Bệnh đạo ôn cổ bông gây hại với diện tích nhiễm bệnh là 307,7 ha, nhiễm nặng 24,8 ha (mất trắng 25ha). Số diện tích mất trắng phân bố chủ yếu ở Nghi Xuân, Thạch Hà và Cẩm Xuyên. Bệnh khô vằn với diện tích nhiễm bệnh là 2.560 ha, phân bố hầu hết các địa phương trong tỉnh. Còn đối với lúa vụ Hè Thu sâu cuốn lá xuất hiện gây hại tại các địa phương Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà...với diện tích nhiễm 1.350,5 ha, nhiểm nặng 50 ha; bệnh khô vằn phát sinh gây hại rải rác trên toàn tỉnh với diện tích nhiễm bệnh là 1.967 ha, nhiểm nặng 104 ha...Trên các loại cây hàng năm khác và cây lâu năm cũng đã xuất hiện một số dịch bệnh gây hại nhẹ như: Bệnh lỡ cổ rễ, bệnh đốm lá nhỏ, sâu đục thân, đục bắp...

          c. Chăn nuôi:

Nhìn chung, tình hình chăn nuôi trên địa bàn năm 2018 vẫn còn gặp khó khăn, thiếu sự ổn định. Các dự án chăn nuôi bò lớn trên địa bàn tỉnh cũng đều gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ, do giá cả thấp và nhiều yếu tố khác như nguồn vốn, ảnh hưởng môi trường...Trong đó có Dự án chăn nuôi bò của Công ty Cổ phần chăn nuôi Bình Hà, đây là dự án có quy mô đầu tư lớn nhất vào ngành chăn nuôi ở Hà Tĩnh tính đến thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, năm 2018 dự án này hoạt động kém hiệu quả không đạt được kết quả như mong đợi, việc xuất nhập bò không diễn ra thường xuyên với số lượng bò ngày càng giảm (hiện còn 1.147 con bò được thả nuôi). Chăn nuôi bò của Công ty Mitraco hiện còn thả nuôi 532 con bò, do thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn, giá cả thấp nên công ty cũng đang tạm dừng liên kết với các hợp tác xã và hộ dân. Chăn nuôi lợn đã có những chuyển biến tích cực hơn, giá thịt hơi tăng lên sau kỳ sụt giảm giá mạnh ở những tháng đầu năm nên nhiều hộ chăn nuôi lợn đã tái đàn trở lại. Trong chăn nuôi lợn, khu vực bị ảnh hưởng và gặp nhiều khó khăn nhất là hộ gia đình và gia trại vì đây là các khu vực có nguồn vốn không nhiều lại bị thua lỗ nặng nên khó để tiếp tục tái đàn. Tổng số trang trại chăn nuôi lợn hiện nay còn có 209 trang trại (giảm 3 trang trại) và số lượng gia trại chăn nuôi lợn hiện có 1.189 gia trại (giảm 343 gia trại) so với cùng kỳ năm trước. Đối với chăn nuôi gia cầm do ít dịch bệnh nên đang phát triển ổn định.

          - Tình hình dịch bệnh: Mặc dù đã tăng cường công tác quản lý kiểm soát, kiểm tra vệ sinh thú y, phòng chống dịch cho vật nuôi. Tuy nhiên, trong năm 2018 cũng đã xẩy ra dịch lỡ mồm long móng làm cho 375 con gia súc mắc bệnh (51 con trâu, 244 con bò và 80 con lợn), trong đó có 80 con lợn buộc phải tiêu hủy. Dịch xẩy ra ở 148 hộ thuộc 27 thôn, thuộc các địa phương: Thị xã Hồng Lĩnh, Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc, Hương Khê, Thạch Hà, Lộc Hà và huyện Kỳ Anh.

          Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đã được các địa phương triển khai thực hiện nhưng kết quả đạt được vẫn còn thấp so với kế hoạch, cụ thể: Tiêm phòng lở mồm long móng cho đàn trâu, bò 267.723 liều, đạt 78,9% kế hoạch; bệnh tụ huyết trùng trâu, bò đạt 226.240 liều, đạt 67,9% kế hoạch; dịch tả lợn 383.119 liều, đạt 83,2% kế hoạch; tụ huyết trùng lợn 356.411 liều, đạt 77,4% kế hoạch; tiêm phòng dại cho chó 107.064 liều, đạt 68,8% kế hoạch và tiêm phòng dịch cúm gia cầm 1.511.191 liều, đạt 33,54% kế hoạch. Kết quả tiêm phòng đạt thấp cũng đã ảnh hưởng đến công tác phòng dịch và nguy cơ xảy ra, bùng phát dịch bệnh đối với đàn vật nuôi và gây thiệt hại cho người chăn nuôi là rất lớn.

3.2. Lâm nghiệp

- Trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng: Do hiện nay chủ yếu là trồng rừng sản xuất nên kết quả trồng rừng phụ thuộc vào chu kỳ thu hoạch. Năm 2018, diện tích rừng trồng tập trung giảm 23,74% (giảm 2.473 ha) so với năm 2017, tập trung chủ yếu ở các địa phương: Huyện Kỳ Anh 2.707 ha, Hương Sơn 1.140 ha, Cẩm Xuyên 877 ha, Hương Khê 803 ha, Thạch Hà 492 ha...Số lượng cây trồng phân tán ước đạt 3.947 ngàn cây, bằng 104,29% (tăng 163 ngàn cây) so với năm 2017, chủ yếu được trồng vào các dịp lễ tết và thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. 

Công tác chăm sóc và bảo vệ rừng vẫn được duy trì thực hiện. Diện tích rừng được chăm sóc là 23.221 ha, bằng 95,64% (giảm 1.057 ha); diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh là 14.425 ha, bằng 94,96% (giảm 766 ha); diện tích rừng được giao khoán bảo vệ là 174.423 ha, bằng 95,75% (giảm 7.741 ha). Nguyên nhân diện tích rừng được giao khoán bảo vệ giảm do nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện giảm.

         - Khai thác gỗ và lâm sản: Sản lượng gỗ khai thác năm 2018 ước giảm 26,16% (giảm 153.589 ngàn m3); khai thác 747 ngàn Ste củi, bằng 92,25% (giảm 63 ngàn Ste) so với năm 2017. Thực tế hiện nay, người trồng rừng đã phải bỏ nhiều công sức chăm sóc, vốn đầu tư, chịu mọi rủi ro trong nhiều năm nhưng do họ thiếu đầu mối tiêu thụ, không có phương tiện vận chuyển và chưa có nhiều các cơ sở chế biến tinh sâu nên lợi nhuận từ gỗ vườn, gỗ rừng trồng chủ yếu thuộc về khâu trung gian và rơi vào túi các thương lái thu mua gỗ. Đây chính là vấn đề mà các cấp, các ngành và các địa phương cần phải quan tâm tháo gỡ để phát triển kinh tế rừng và để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho chính những người trực tiếp trồng rừng.

- Thiệt hại rừng: Trong năm 2018 đã xẩy ra 10 vụ cháy rừng, bằng 142,86% (tăng 3 vụ), diện tích bị cháy 53,79 ha thuộc rừng trồng, bằng 6,3 lần (tăng 45,3 ha), giá trị thiệt hại ước tính 1.836 triệu đồng, bằng 417,27% (tăng 1.396 triệu đồng) so với năm 2017. Số vụ cháy rừng xẩy ra ở huyện Hương Sơn 3 vụ, Đức Thọ 2 vụ, Nghi Xuân 2 vụ, Vũ Quang 2 vụ, Cẩm Xuyên 1 vụ. Mặc dù công tác phòng chống cháy rừng đã tập trung cao độ, song do thời tiết nắng nóng cùng với sự thiếu cẩn trọng của người dân nên số vụ cháy rừng vẫn xẩy ra và tăng hơn so với cùng kỳ năm trước.

          3.3. Thuỷ sản

Hai năm sau sự cố môi trưởng biển, với sự nổ lực của các cấp, các ngành trong việc khắc phục sự cố thì hoạt động sản xuất thủy sản đã hồi sinh và đi vào ổn định sản xuất. Mặt khác, thời tiết thuận lợi đã tạo điều kiện cho bà con ngư dân hoạt động sản xuất nên sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản năm 2018 tăng so với năm 2017.

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản được mở rộng, các doanh nghiệp, hộ nông dân đã mạnh dạn bỏ vốn lớn để xây dựng và cải tạo ao hồ, thu được kết quả khá, qua đó kích thích được phong trào nuôi trồng thuỷ sản của người dân. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2018 ước đạt 7.545 ha, bằng 102,79% (tăng 205 ha) so với năm 2017, trong đó: Nuôi thâm canh, bán thâm canh chiếm 25,05%; nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến chiếm 74,95%. Diện tích nuôi nước mặn chiếm 5,67%, nước lợ chiếm 37,63% và nước ngọt chiếm 56,7% tổng diện tích nuôi trồng.

         Năm 2018, đã xuất hiện dịch bệnh tôm bị bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp tính tại các địa phương (Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà, huyện Kỳ Anh và Thành phố Hà Tĩnh) với diện tích bị nhiểm bệnh là 25,67 ha. Cùng với đó, trong tháng 4/2018 cũng đã xẩy ra hiện tượng cá, mực nuôi của các hộ kinh doanh hải sản chết hàng loạt ở Thị xã Kỳ Anh. Nguyên nhân được xác định là do ngạt khí bởi các nhà thầu đang thi công cầu cảng số 3,4 tại cảng Vũng Áng tạo nên một vòng cung khép kín khiến cho nước biển không được lưu thông làm cá thiếu ôxi dẫn đến chết ngạt. Dịch bệnh được phát hiện sớm, cùng với công tác phòng chống kịp thời nên các loại dịch bệnh đã được khống chế và giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất cho các hộ nuôi.

          4. Sản xuất công nghiệp

          - Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 12/2018 ước tính tăng 9,24% so với tháng trước và tăng 65,66% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 12,59%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 102,15%; sản xuất và phân phối điện giảm 18,83%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 19,06% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, hoạt động công nghiệp tháng 12/2018 vẫn tăng so với tháng trước và cùng kỳ năm trước, tăng chủ yếu ở ngành công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến, chế tạo.

          Tính riêng quý IV/2018, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 50,87% so với cùng kỳ năm trước và thấp hơn mức tăng của 3 quý khác trong năm.

                                        Chỉ số sản xuất công nghiệp các quý năm 2018

                                                                                                                                                     Đơn vị tính: %

 

Quý I năm 2018 so với cùng kỳ năm trước

Quý II năm 2018 so với cùng kỳ năm trước

Quý III  năm 2018 so với cùng kỳ năm trước

Quý IV  năm 2018 so với cùng kỳ năm trước

Toàn ngành công nghiệp

262,45

271,03

151,13

150,87

Công nghiệp khai khoáng

88,68

97,26

112,68

134,85

Công nghiệp chế biến, chế tạo

341,39

377,53

163,69

160,38

Sản xuất và phân phối điện

155,39

143,88

108,41

111,76

Cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải

115,98

129,79

101,30

141,32

          Trong 4 ngành công nghiệp cấp I, hầu hết đều có chỉ số sản xuất tăng ở cả 4 quý. Riêng ngành công nghiệp khai khoáng có chỉ số sản xuất quý I giảm 11,32%; quý II giảm 2,74%; sang quý III tăng 12,68%; đạt mức tăng khá ở quý IV (tăng 34,85%) và chủ yếu tăng ở khai thác cát, sỏi, đá (tăng 37,94%). Như vậy, sản xuất công nghiệp năm 2018 vẫn đạt tăng trưởng cao ở cả 4 quý, nhưng sang quý III và quý IV mức tăng có phần chững lại.       

          Tính chung cả năm 2018, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 88,98% so với cùng kỳ năm trước và tăng thấp hơn 2,88 điểm % so với 11 tháng đầu năm (chung 11 tháng tăng 91,86%).

          Như vậy, năm 2018 hoạt động công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao, chủ yếu do ảnh hưởng lớn từ dự án Formosa, nếu loại trừ ảnh hưởng từ dự án Formosa thì chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh năm 2018 giảm 1,76% so cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ có hai ngành chịu ảnh hưởng là: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,9%; sản xuất và phân phối điện giảm 10,7%.

          - Chỉ số tiêu thụ, tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2018 tăng 21,36% so với tháng trước và tăng 68,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính cả năm 2018, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 148,65% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất kim loại tăng 1,87 lần; sản xuất than cốc tăng 78,27%; dệt tăng 44,16%. Bên cạnh đó cũng có một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm mạnh: Sản xuất hóa chất giảm 56,91%; chế biến thực phẩm giảm 51,46%.

          Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2018 tăng 37,85% so với tháng trước và tăng 110,68% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất than cốc tăng 7,39 lần; sản phẩm đúc sẵn từ kim loại tăng 5,03 lần; sản xuất giấy tăng 2,39 lần; ngành dệt tăng 1,48 lần.

          - Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp: Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tháng 12/2018 giảm 0,2% so với tháng trước và tăng 8,65% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2018 tăng 14,99% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 0,2%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 28,82%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 16,71%. Như vậy, lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp năm 2018 tăng chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

          5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

- Tình hình đăng ký kinh doanh: Lũy kế đến ngày 15/12/2018, toàn tỉnh có 722 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó loại hình công ty cổ phần thành lập mới 125 đơn vị, chiếm 17,3%; công ty TNHH 594 đơn vị, chiếm 82,3% và doanh nghiệp tư nhân 3 đơn vị, chiếm 0,4%.

Tổng số vốn đăng ký đạt 6.238 tỷ đồng, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước với số vốn đăng ký bình quân đạt 8,6 tỷ đồng/doanh nghiệp (tăng 1,15 tỷ đồng/doanh nghiệp so với năm 2017), thể hiện quy mô vốn các doanh nghiệp ngày càng tăng. Những năm gần đây số lượng doanh nghiệp đăng ký mới hàng năm trên địa bàn tỉnh tăng khá cao, các doanh nghiệp cũng góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Năm 2018 đã giải quyết việc làm mới cho 9.415 lao động. Trong đó loại hình công ty TNHH giải quyết việc làm cho nhiều lao động mới nhất (7.786 lao động), tiếp đến là loại hình công ty cổ phần (1.622 lao động) và thấp nhất là loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Số doanh nghiệp gặp khó khăn phải đăng ký tạm ngừng hoạt động tình từ đầu năm đến 15/12/2018 là 214 doanh nghiệp, tăng 21,5% và có 105 doanh nghiệp tự nguyện giải thể, tăng 21,5% so cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn trong năm 2018 tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn duy trì hoạt động sản xuất và là thành phần chủ lực đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Mặc dù số doanh nghiệp thành lập mới từ đầu năm đến nay tăng so với cùng kỳ nhưng bên cạnh đó số doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng vẫn có xu hướng tăng, thể hiện các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp vẫn là thị trường tiêu thụ sản phẩm và giá cả đầu ra trong khi chi phí đầu vào tiếp tục tăng.

          - Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp: Kết quả điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh quý IV/2018 được điều tra thu thập thông tin tại 45 doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh, kết quả cụ thể như sau: Có 68,9% doanh nghiệp đánh giá SXKD của họ khả quan hơn và giữ ổn định so với quý trước (trong đó 20% khẳng định SXKD tốt lên; 48,9% khẳng định giữ ổn định); 31,1% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất khó khăn hơn quý trước. Dự báo quý I/2019 so với quý IV/2018, có 68,9% doanh nghiệp đánh giá sản xuất kinh doanh tốt hơn và giữ ổn định (trong đó 31,1% số doanh nghiệp dự báo tốt lên; 37,8% số doanh nghiệp dự báo ổn định); còn 31,1% số doanh nghiệp khó khăn hơn.

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có 53,3% doanh nghiệp khẳng định yếu tố “nhu cầu thị trường trong nước thấp”; 75,6% doanh nghiệp khẳng định “tính cạnh tranh của hàng trong nước cao”; 40% doanh nghiệp khẳng định “Lãi suất vay vốn cao” và 48,9% doanh nghiệp cho rằng vấn đề “Khó khăn về tài chính” là các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.       

Liên quan tới tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quý IV/2018, có 26,7% doanh nghiệp tăng sản xuất so với quý III/2018; 33,3% giảm đi; có 16,3% doanh nghiệp có số lượng đơn đặt hàng mới tăng lên; 34,9% giảm đi; 78,6% doanh nghiệp có số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đánh giá tăng lên hoặc giữ nguyên; 17,8% doanh nghiệp đánh giá tồn kho thành phẩm giảm (ngành có tỷ lệ tồn kho thành phẩm giảm mạnh là chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy) và 26,7% doanh nghiệp có tồn kho nguyên vật liệu giảm; 4,4% doanh nghiệp có chi phí sản xuất trên một sản phẩm và 6,7% giá bán bình quân trên một đơn vị sản phẩm giảm. Xu hướng dự kiến quý I/2019 so quý IV/2018 có 27,9% số doanh nghiệp có lượng đơn đặt hàng mới tăng; 15,4% doanh nghiệp có số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng; 28,9% khối lượng thành phẩm tồn kho giảm và 31,1% khối lượng nguyên vật liệu tồn kho giảm.

          Đánh giá về biến động lao động quý IV/2018 so với quý III/2018, có 91,1% số doanh nghiệp khẳng định quy mô lao động tăng lên và giữ ổn định (trong đó 8,9% khẳng định tăng lên; 82,2% khẳng định giữ ổn định) và 8,9% khẳng định lao động giảm. Dự báo lao động quý I/2019 so với quý IV/2018 có 88,9% doanh nghiệp khẳng định quy mô lao động tăng lên và giữ ổn định; 11,1% doanh nghiệp dự kiện giảm lao động, điều đó cho thấy các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong quý tới và không có nhu cầu tuyển thêm lao động để mở rộng sản xuất kinh doanh.

6. Đầu tư và xây dựng

          6.1. Đầu tư phát triển

          Ước tính vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2018 theo giá hiện hành đạt 32.145,67 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

Thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2018

 

Thực hiện năm 2017 (Tỷ đồng)

Ước tính năm 2018 (Tỷ đồng)

Năm 2018 so với năm 2017 (%)

Tổng số

31.209,08

32.145,67

103,00

- Vốn nhà nước trên địa bàn

5.376,25

4.765,05

88,63

- Vốn ngoài nhà nước

11.842,67

11.012,19

92,99

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

13.990,16

16.368,43

117,00

 

 

 

 

 

Năm 2018, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn chỉ tăng nhẹ so với năm 2017 và chủ yếu tăng ở khu vực vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng chủ yếu ở Dự án Formosa, dự án tập trung nguồn vốn hoàn thiện lò cao số 2, các hạng phục phụ trợ còn lại và đầu tư mua sắm thiết bị máy móc lắp đặt lò cao nên nguồn vốn tăng so với năm trước. Riêng nguồn vốn Nhà nước giảm 11,37% và ngoài Nhà nước giảm 7,01%. Xét về nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển thì nguồn vốn đầu tư chủ yếu là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (chiếm 50,92%), vốn ngoài nhà nước (chiếm 34,26%); còn xét theo khoản mục đầu tư, thì nguồn vốn tập trung chủ yếu cho đầu tư xây dựng cơ bản (chiếm 87,54%).

Tính riêng quý IV/2018, vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 8.309,01 tỷ đồng, giảm 10,8 % so với quý trước và tăng 23,69% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư toàn xã hội quý IV/2018 giảm so với quý trước chủ yếu giảm ở nguồn vốn Nhà nước (giảm 19,31%) và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (giảm 17,27%). Vốn nhà nước giảm mạnh do các công trình xây dựng đã vào giai đoạn hoàn thành và hoàn tất thủ tục thanh toán giải ngân vốn cuối năm, nên giá trị thực hiện đầu tư công trình giảm dần trong các tháng cuối năm; còn vốn nước ngoài giảm chủ yếu do vốn đầu tư dự án Formosa giảm 17,05% (giảm 840,4 tỷ đồng).

          Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện năm 2018 tăng khá, ước đạt 3.436,43 tỷ đồng, tăng 19,69% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Vốn Trung ương quản lý ước đạt 205,74 tỷ đồng, tăng 23,48%; vốn địa phương quản lý ước đạt 3.230,69 tỷ đồng, tăng 19,46%.

Vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý năm 2018

Như vậy, vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý năm 2018 đạt mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu tăng ở nguồn vốn cấp tỉnh (tăng 23,15%) và cấp huyện (tăng 41,58%). Nếu tách từng quý cho thấy, vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý quý I/2018 đạt 607,81 tỷ đồng (giảm 6,99% so với cùng kỳ năm trước); sang quý II, quý III và quý IV đạt mức tăng khá, lần lượt đạt 887,75 tỷ đồng (tăng 29,02%), 991,8 tỷ đồng (tăng 32,57%) và 743,33 tỷ đồng (tăng 20,9%).

          6.2. Xây dựng

            Giá trị tăng thêm theo giá so sánh của ngành xây dựng năm 2018 ước đạt 3.735,1 tỷ đồng, giảm -4,92% so với năm 2017, đóng góp -0,56 điểm phần trăm trong mức tăng chung. Năm 2018, hoạt động xây dựng trên địa bàn tiếp tục gặp khó khăn, nhiều dự án lớn chậm thi công, một số dự án có vốn đầu tư nước ngoài triển khai chậm, dự án khu liên hợp Gang thép và cảng Sơn Dương Fomusa đã cơ bản hoàn thanh giai đoạn 1, lượng vốn đầu tư hiện nay chủ yếu vào máy móc thiết bị. Việc Formosa giảm mạnh đầu tư, trong khi dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II chưa triển khai xây dựng như dự kiến, đã làm cho tăng trưởng xây dựng của khu vực FDI giảm mạnh. Trong khi đó hoạt động xây dựng dân dụng chưa có nhiều biến chuyển, Khu trung tâm thương mại Vincom đã hoàn thành; các doanh nghiệp ngoài nhà nước đang gặp khó khăn…các yếu tố này đã làm cho tăng trưởng trưởng của ngành xây dựng sụt giảm.

          7. Bán lẻ hàng hóa, hoạt động của các ngành dịch vụ

          7.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa: Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hoá tháng 12/2018 đạt 3.302,2 tỷ đồng, tăng 1,98% so với tháng trước và tăng 22,16% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Khu vực kinh tế Nhà nước ước đạt 179,2 tỷ đồng, giảm 24,72% so với cùng kỳ năm trước; khu vực kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 3.122,97 tỷ đồng, tăng 26,68%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 0,02 tỷ đồng. Như vậy, hoạt động bán lẻ hàng hóa có xu hướng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước và chủ yếu tăng ở khu vực ngoài nhà nước, trong đó tăng mạnh nhất là kinh tế tư nhân, tăng 51,21%; tiếp đến là kinh tế tập thể tăng 28,27%.

Tính riêng quý IV/2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 9.748,23 tỷ đồng, tăng 5,2% so với quý trước và tăng 22,66% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa các quý năm 2018

 

Thực hiện quý I/2018

Thực hiện quý II/2018

Thực hiện quý III/2018

Ước tính quý IV/2018

Tổng mức bán lẻ hàng hóa (Tỷ đồng)

8.649,74

8.414,41

9.266,69

9.748,23

So sánh với cùng kỳ năm trước (%)

113,66

108,25

118,11

122,66

Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng đều qua các quý, trong đó quý IV/2018 tăng mạnh nhất, cao hơn quý I là 9 điểm %, cao hơn quý II là 14,41 điểm % và cao hơn quý III là 4,55 điểm %. Trong quý IV, một số nhóm ngành có doanh thu tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Nhóm ngành ô tô các loại ước tăng 2,69 lần; vật phẩm, văn hóa, giáo dục tăng 55,26%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 34,6%; phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng) tăng 30,7%.

Tính chung cả năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hoá ước đạt 36.079,07 tỷ đồng, tăng 15,72% so cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế Nhà nước ước đạt 2.081,13 tỷ đồng, giảm 24,81%; ngoài Nhà nước ước đạt 33.986,4 tỷ đồng, tăng 19,63% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 11,54 tỷ đồng. Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa thì nhóm hàng lương thực và thực phẩm ước đạt 13.687,72 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất 37,94%, tăng 16,07% so với cùng kỳ, tiếp đến là nhóm đồ dùng dụng cụ trang thiết bị gia đình ước đạt 4.667,1 tỷ đồng, chiếm 12,94%, tăng 5,01% so với cùng kỳ; và nhóm xăng, dầu các loại ước đạt 3.637,48 tỷ đồng, chiếm 10,08%, tăng 8,86%. Như vậy, hoạt động bán lẻ chủ yếu là phục vụ các mặt hàng đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày của người dân (chiếm 60,96%). 

Tốc độ phát triển tổng mức bán lẻ hàng hóa qua các năm

          Do sự cố môi trường biển nên năm 2016 tổng mức bán lẻ hàng hóa giảm; nhưng sang năm 2017, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương trong việc khắc phục sự cố, tổng mức bán lẻ đã có xu hướng tăng nhẹ và tăng khá vào năm 2018. Tổng mức bán lẻ năm 2018 tăng cao hơn mức tăng năm 2017 là 11,65 điểm % và năm 2016 là 19,69 điểm %. Điều đó chứng tỏ nhu cầu hàng tiêu dùng của người dân ngày càng lớn; đồng thời, phản ánh tiềm năng ngành bán lẻ ở Hà Tĩnh đang có nhiều tín hiệu khả quan, là cơ hội để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước..

          - Hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống: Doanh thu hoạt động dịch vụ l­ưu trú và ăn uống tháng 12/2018 ước đạt 564,2 tỷ đồng, tăng 4,02% so tháng trước và tăng 19,76% so cùng kỳ năm trước. Tính riêng quý IV/2018 ước đạt 1.623,57 đồng, tăng 20,58% so với cùng kỳ năm trước; tăng cao hơn quý I là 16,09 điểm %, quý II là 7,83 điểm % và quý III là 7,67 điểm %. Chung cả năm 2018 ước đạt 5.284,17 tỷ đồng, tăng 13,66% so với năm 2017.

          Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống năm 2018 tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước và tăng đều ở cả 2 nhóm ngành dịch vụ (lưu trú tăng 11,29% và ăn uống tăng 13,81%). Do du lịch biển đã thu hút được nhiều khách trong và ngoài tỉnh tham quan nghỉ mát, kéo theo lượng khách đến thuê phòng nghỉ tăng; đồng thời, trong năm 2018 đã tổ chức nhiều sự kiện nổi bật như: Giải Bóng chuyền nữ VTV Cup 2018, kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đồng Lộc, kỷ niệm 240 năm ngày sinh, tưởng niệm 160 năm ngày mất Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ…nên đã thu hút được nhiều khách tham gia, từ đó làm cho doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng.

          - Hoạt động du lịch lữ hành: Doanh thu du lich lữ hành tháng 12/2018 ước đạt 1,92 tỷ đồng, tăng 7,87% so với tháng trước và tăng 7,62% so với cùng kỳ năm trước. Quý IV/2018 ước đạt 5,44 tỷ đồng, tăng 0,67% so với quý trước và tăng 4,54% so với cùng kỳ năm trước, nhưng thấp hơn mức tăng quý I là 23,21 điểm %, quý II là 18,71 điểm % và quý III là 5,84 điểm %.


                                                      Doanh thu du lịch lữ hành các quý năm 2018



 

Thực hiện quý I/2018

Thực hiện quý II/2018

Thực hiện quý III/2018

Ước quý IV/2018

Doanh thu (Tỷ đồng)

3,57

4,79

5,40

5,44

So sánh với cùng kỳ năm trước (%)

127,75

123,25

110,38

104,54

Tính chung cả năm 2018, doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 19,2 tỷ đồng, tăng 14,45% so với cùng kỳ năm trước. Điều này chứng tỏ, nhu cầu du lịch của người dân ngày càng tăng, đặc biệt là khách ngoài tỉnh đến tham quan du lịch tại các điểm văn hóa tâm linh và du lịch biển tăng mạnh; cùng với việc kết nối các tour du lịch lữ hành trong và ngoài tỉnh, mở rộng thị trưởng khách du lịch quốc tế đến từ Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…đã góp phần làm tăng doanh thu hoạt động du lịch lữ hành.

Những kết quả đạt được trong năm 2018 cho thấy tiềm năng, lợi thế, các chính sách phát triển du lịch của tỉnh đã tạo tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và hoạt động du lịch nói riêng, hướng đến thực hiện thành công mục tiêu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh có ngành công nghiệp lớn, dịch vụ phát triển nhanh.

            - Hoạt động dịch vụ khác: Doanh thu hoạt động dịch vụ tháng 12/2018 ước đạt 119,11 tỷ đồng, tăng 3,99% so với tháng trước và tăng 5,71% so cùng kỳ năm 2017. Quý IV/2018 ước đạt 345,47 tỷ đồng, tăng 6,92% so với quý trước và tăng 4,05% so với cùng kỳ năm trước. Chung cả năm 2018 ước đạt 1.265,88 tỷ đồng, tăng 5,53% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có một số nhóm ngành có doanh thu tăng cao như: Dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội ước tăng 13,05%; dịch vụ kinh doanh bất động sản ước tăng 9,85%. Như vậy, doanh thu hoạt động dịch vụ khác năm 2018 vẫn tăng, nhưng chỉ đạt mức tăng trưởng nhẹ.

          7.2. Hoạt động vận tải

            Vận tải hàng hóa: Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng 12/2018 ước đạt 3,45 triệu tấn (tăng 1,85%), với khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 84,48 triệu tấn.km (tăng 0,52%) so với tháng trước; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 262,39 tỷ đồng, tăng 2,02%. Do các đầu mối bán buôn đẩy mạnh việc thu mua, tích trữ hàng hóa (hàng lương thực, thực phẩm, hàng may mặc ...) chuẩn bị cung ứng ra thị trường dịp cuối năm; hoạt động sữa chữa nhà ở trong dân tăng, các nhà thầu xây dựng cũng cố gắng đẩy nhanh tiến độ thi công một số hạng mục công trình xây dựng trước thời điểm quyết toán năm, nên nhu cầu vận chuyển vật liệu xây dựng tăng đã làm cho hoạt động vận tải hàng hóa tăng nhẹ so với tháng trước.

          Vận tải hành khách: Khối lượng hành khách vận chuyển tháng 12/2018 ước đạt 1,82 triệu lượt hành khách (tăng 0,45%), với khối lượng luân chuyển là 324,75 triệu lượt hành khách.km (tăng 0,48%) so với tháng trước; doanh thu vận tải hành khách ước đạt 144,36 tỷ đồng, tăng 0,65%. Là tháng trùng với dịp nghỉ Tết dương lịch (nghỉ 4 ngày), dự kiến lượt khách đi du lịch, về thăm người thân tăng; những ngày đầu tháng, thời tiết rét đậm nên người dân tham gia các phương tiện vận tải công cộng cũng tăng, làm cho kết quả vận tải hành khách tăng.

Tách riêng từng quý, ta thấy có sự khác nhau giữa vận tải hàng hóa và vận tải hành khách.

Hoạt động vận tải các quý năm 2018

 

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

So với cùng kỳ năm trước (%)

  Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

Vận chuyển hành khách (triệu HK)

5,92

5,71

5,74

5,43

108,61

108,70

108,08

101,84

Luân chuyển hàng khách (Triệu HK.km)

997,46

1.022,76

1.040,03

970,83

108,75

113,19

111,77

103,73

Vận chuyển hàng hóa (triệu tấn)

8,23

7,83

8,28

10,22

107,84

100,26

101,99

124,40

Luân chuyển hàng hóa (Triệu tấn.km)

201,03

192,96

207,35

252,51

109,28

99,00

96,55

115,86

Với kết quả trên chứng tỏ hoạt động vận tải hành khách vẫn ổn định và đều tăng ở 4 quý, riêng quý IV có mức tăng thấp nhất. Đối với vận tải hàng hóa, mức tăng từng quý không đồng đều, đạt mức tăng khá ở quý I và quý IV, còn quý II và quý III tuy có tăng nhưng chỉ tăng nhẹ, luân chuyển hàng hóa có xu hướng giảm do vận chuyển hàng hóa ngoại tỉnh giảm.

Tính chung cả năm 2018, khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 22,8 triệu lượt hành khách (tăng 6,81%), với khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 4.031,09 triệu HK.km (tăng 9,32%) so với cùng kỳ năm trước; doanh thu hoạt động vận tải hành khách ước đạt 1.759,29 tỷ đồng, tăng 10,5%. Còn khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 34,57 triệu tấn (tăng 8,77%), với khối lượng luân chuyển là 853,84 triệu tấn.km (tăng 5,21%) so với cùng kỳ năm trước; doanh thu hoạt động vận tải hàng hóa ước đạt 2.782,74 tỷ đồng, tăng 6,25%.

Với sự hoạt động ổn định trở lại của Khu kinh tế Vũng Áng, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua các cảng biển tăng hơn các năm trước. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy hoạt động dịch vụ kho bãi, hỗ trợ vận tải phát triển. Năm 2018, doanh thu kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 785,1 tỷ đồng, tăng 25,19% so với năm 2017.

Nhìn chung, hoạt động vận tải trên địa bàn năm 2018 vẫn ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân. Cùng với hệ thống cảng biển được đầu tư và phát triển như Cảng Vũng Áng, cảng Sơn Dương, cảng Xuân Hải, với lượng hàng hóa thông qua cảng ngày càng tăng, từ đó làm cho hoạt động kinh doanh vận tải, kho bãi của tỉnh ngày càng phát triển và đóng vai trò lớn trong nền kinh tế tỉnh nhà.

         7.3. Chỉ số giá tiêu dùng

          - CPI tháng 12 năm 2018, giảm 0,15% so với tháng trước, tăng 2,59% so với tháng 12/2017. So với tháng trước khu vực thành thị giảm 0,11% và khu vực nông thôn giảm 0,18%. Nguyên nhân do giá nhiên liệu, xăng dầu giảm mạnh theo tình hình chung thị trường thế giới. Trong khi đó giá các dịch vụ khám chữa bệnh tăng mạnh theo sự điều chỉnh của Bộ y tế.

+ Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có 5 nhóm hàng hóa chỉ số giá tăng gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,12% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 4,46%; nhóm hàng may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,8% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 2,21%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,89% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 1,46%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,94% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 11,53% và nhóm bưu chính viễn thông tăng 0,02% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước giảm 0,86%. Bên cạnh các nguyên nhân về sức mua, tính thời và mùa vụ làm cho giá các nhóm hàng trên tăng nhẹ thì việc ngày 30 tháng 11 năm 2018, Bộ Y tế ra Thông tư số 39/2018/TT-BYT điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo hướng thống nhất giữa các bệnh viện cùng hạng và có hiệu lực từ ngày 15/12/2018. Nhìn chung, sau đợt điều chỉnh này các dịch vụ có xu hướng tăng giá mạnh so với tháng trước (áp dụng theo thống tư số 15/2018/TT-BYT ngày 30/5/2018).

+ Có 4 nhóm hàng hóa có chỉ số giảm: Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,82% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 0,82%; nhóm giao thông giảm 4,32% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 1,58%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,48% so tháng trước, so cùng tháng năm trước giảm 3,29% và nhóm hàng hoá và dịch vụ khác giảm 0,04%, so cùng tháng năm trước tăng 3,94%. Nguyên nhân do qua hai lần điều chỉnh trong tháng, giá xăng, dầu các loại giảm mạnh so tháng trước (giảm 11,77%)  cũng đã làm cho chi phí vận tải giảm. Mặt khác, nhu cầu xây dựng cuối năm giảm khiến giá sắt, thép xây dựng giảm cũng là yếu tố tác động đến mức giá chung của nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng. Giá phòng nghỉ tại các khu du lịch ven biển tiếp tục giảm mạnh là nguyên nhân làm cho chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm.

+ Giá 2 nhóm hàng hóa: Nhóm đồ uống, thuốc lá và nhóm giáo dục không biến động so với tháng trước.

+ Giá vàng trong tháng 12 tiếp tục tăng 1,64% so với tháng trước, tăng 1,75% so với cùng tháng năm trước. Xu hướng càng về cuối năm âm lịch, giá vàng càng tăng, mức giá tại thời điểm ngày 21/12/2018 tại thị trường thành phố Hà Tĩnh là 3.625.000 đồng/chỉ. Bình quân giá vàng trong tháng là 3.653.741 đồng/chỉ.

+ Chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,29% so với tháng trước, tăng 2,64% so với cùng tháng năm trước. Giá USD bình quân thị trường Hà Tĩnh ngày 21/12/2018 mức giá bán ra 2,337 triệu đồng/100USD.

- CPI năm 2018, tăng 3,68% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực thành thị tăng 3,52% và khu vực nông thôn tăng 3,80%.

Năm 2018, chỉ số giá tiêu dùng chịu ảnh hưởng chủ yếu từ sự tăng mạnh của 6 nhóm hàng hoá, dịch vụ gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 2,99%); nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (tăng 3,71%); thuốc và dịch vụ y tế (tăng 5,73%); giao thông (tăng 6,29%); giáo dục (tăng 13,34%) và hàng hóa và dịch vụ khác (tăng 4,22%). Bên cạnh đó, nhờ sự tăng trưởng cao của nền kinh tế, thu nhập của người dân tăng lên đã kích cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Cùng với đó, có 2 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm so với cùng kỳ nhưng mức giảm nhẹ: Nhóm bưu chính viễn thông (giảm 0,59%) và nhóm văn hóa, giải trí và du lịch (giảm 0,98%).  

+ Nhóm hàng ăn và dịch vụ, trong đó thực phẩm chịu ảnh hưởng từ tình hình chăn nuôi trong nước và thị trường Trung Quốc, giá lợn hơi trong năm tăng mạnh ảnh hưởng đến giá các sản phẩm thịt lợn và chế phẩm từ thịt lợn. Mức tăng cao nhất ở giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 9/2018 và giảm nhẹ ở hai tháng cuối năm là tháng 11-12/2018. Giá các sản phẩm thịt lợn vẫn đang ở mức cao so với thời điểm đầu năm, cao hơn từ 15.000 - 20.000 đồng/kg (tương ứng tăng khoảng 20% - 25% tuỳ mặt hàng thịt lợn). Thị trường các sản phẩm lương thực, thực phẩm khác nhìn chung ổn định, tăng giảm theo xu thế mùa vụ chung, không có những biến động mang tính chất đột biến.

+ Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng bởi giá cơ sở điện, nước được điều chỉnh tăng từ cuối năm 2017 và sang đầu năm 2018. Cùng với đó, mức sống của người dân tăng cao trong những năm gần đây, các hộ gia đình ngày càng sử dụng nhiều điện và nước hơn. Giá cơ sở cùng sản lượng tiêu dùng tăng là những yếu tố chính ảnh hưởng đến chỉ số giá của nhóm hàng hóa này.

+ Trong năm 2018, qua hai lần điều chỉnh trực tiếp qua đơn giá và gián tiếp qua mức độ chi trả bảo hiểm y tế vào tháng 6 và tháng 12/2018, giá các dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện cấp tỉnh và cấp huyện đều tăng cao so với cùng kỳ các năm trước đã làm cho chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế năm 2018 tăng cao. Tuy mức giá tăng, nhưng do áp dụng chính sách thống nhất đơn giá và thông tuyến giữa các bệnh viện cùng cấp nên vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh.

+ Nhóm giao thông tăng so với cùng kỳ năm trước là do giá xăng dầu những tháng đầu và giữa năm qua các lần điều chỉnh có xu hướng tăng nhanh và đến hai tháng cuối năm lại giảm mạnh. Trong năm cũng ghi nhận sự thay đổi về danh mục mặt hàng xăng, khi mặt hàng xăng A92 bị loại bỏ và được thay thế bằng xăng sinh học E5 (chứa 5% cồn Ethanol).

+ Nhóm Giáo dục cũng ghi nhận những sự thay đổi về chất lượng và giá. Trong năm trên địa bàn tỉnh có thêm 3 Trường mầm non tư thục chất lượng cao mới được đưa vào hoạt động, đào tạo từ bậc mầm non đến cấp phổ thông. Đi liền với chất lượng thì mức giá học phí và các dịch vụ khác cũng ở mức cao.

+ Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác cũng có những sự thay đổi. Hệ thống các siêu thị, trung tâm điện máy, đồ dùng nội thất, đồ dùng gia đình cùng hệ thống các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki...làm thay đổi thói quen mua sắm, nhất là khu vực thành thị. Mẫu mã chủng loại hàng hoá đa dạng theo hướng chất lượng cao, với phương thức kinh doanh thuận lợi hơn cho người tiêu dùng thì giá cả cũng có sự biến động theo xu hướng tăng lên.

- Dự kiến CPI tháng 01/2019, dự kiến tăng mạnh do là tháng cận Tết Nguyên đán nên nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng lên, trong đó: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống dự kiến tăng từ 1,2% - 1,5% do nhu cầu tiêu dùng một số mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng. Tương tự, các loại sản phẩm đồ uống bao gồm bia, rượu các loại và thuốc lá dự kiến đều tăng giá từ 1,1% - 1,3%, nhất là thời điểm cuối tháng, sát dịp Tết. Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép dự kiến tăng 0,3%, chủ yếu các mặt hàng giày dép, quần áo nhất là quần áo ấm, rèm cửa, ri đô các loại. Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,4% - 0,5%, do thói quen tiêu dùng của người dân thường mua sắm, sửa chữa các mặt hàng đồ gia dụng vào dịp cuối năm. Đây cũng là dịp nhiều hãng điện tử điện lạnh tung ra các mẫu mã sản phẩm mới, kích thích nhu cầu tiêu dùng trên thị trường. Dự kiến từ ngày 25/1 trở đi (tức ngày 20 Tết), giá vé vận tải hành khách các tuyến đường dài (Hà Tĩnh-Hà Nội, Hà Tĩnh đi các tỉnh Tây Nguyên và phía nam) sẽ được điều chỉnh tăng lên. Giá xe máy, ô tô và dịch vụ sửa chữa phương tiện các loại đều tăng do nhu cầu mua sắm của người dân đối với nhóm hàng hoá này tăng. 2 nhóm văn hoá, giải trí, du lịch và nhóm hàng hóa dịch vụ khác dự kiến tăng 0,2%. Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng dự kiến giảm 0,8%, do hoạt động xây dựng cơ bản và xây dựng nhà ở dân cư giảm do rơi vào dịp Tết, riêng lượng tiêu thụ điện và nước sinh hoạt dự kiến tăng. Trong khi đó, chỉ số giá các nhóm thuốc, dịch vụ y tế; nhóm bưu chính viễn thông và nhóm giáo dục dự kiến ổn định.

Công tác kiểm tra quản lý giá, bình ổn thị trường thương mại trong những tháng cuối năm được các cấp các ngành quan tâm hơn. Để bảo đảm nguồn hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán, các siêu thị lớn, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đã có sự chuẩn bị chu đáo về nguồn hàng cũng như đưa ra nhiều chương trình kích cầu, bình ổn giá…Bên cạnh đó, các ngành chức năng đã tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại; đảm bảo nhu cầu hàng hóa, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu, các dịch vụ công thông suốt để phục vụ đời sống cũng như sử dụng hợp lý quỹ bình ổn giá để bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

8. Các vấn đề xã hội

          8.1. Dân số, lao động việc làm và đời sống dân cư

          - Dân số: Ước tính quy mô dân số năm 2018 là 1.277.530 người, tăng 0,42% so với năm 2017 (tăng 5.349 người). Trong đó: Dân số nam là 628.768 người, tăng 0,5%, chiếm tỷ lệ 49,22% và dân số nữ là 648.762 người, tăng 0,34%, chiếm tỷ lệ 50,78%; dân số khu vực thành thị 239.643 người, tăng 3,11%, chiếm tỷ lệ 18,76% và khu vực nông thôn 1.037.887 người, giảm 0,18%, chiếm tỷ lệ 81,24%. Dân số khu vực thành thị tăng 3,11%, do trong năm 2018 xã Đồng Lộc-huyện Can Lộc chuyển thành thị trấn Đồng Lộc.

          - Lao động, việc làm: Trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và các cấp chính quyền trong việc chống suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống người lao động mà trong đó công tác giải quyết việc làm là nhiệm vụ cấp thiết. Ước tính năm 2018, Hà Tĩnh giải quyết việc làm cho 23.970 lao động, tăng 1,67% so với năm 2017, trong đó: Lao động được giải quyết việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh 11.830 người, tăng 3,13%; xuất khẩu lao động 8.890 người, tăng 3,66%; lao động đi làm việc ngoại tỉnh 3.250 người, giảm 7,93%.

          Lực lượng lao động 15 tuổi trở lên năm 2018 ước tính 724.850 người, chiếm 56,74% trong tổng dân số toàn tỉnh, tăng 0,89% so với năm 2017; số lao động đang làm việc là 711.450 người (chiếm 98,15% lực lượng lao động 15 tuổi trở lên), số người không có việc làm (thất nghiệp) là 13.400 người (chiếm 1,85% lực lượng lao động 15 tuổi trở lên). Riêng tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2018 là 2,25%, giảm 1,29 điểm % so với năm 2017. Khi phân lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc theo ngành kinh tế ta thấy: Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản có 320.460 người, chiếm 45,04%; công nghiệp xây dựng 157.693 người, chiểm 22,17%; dịch vụ 233.297 người chiếm 32,79%.

          - Đời sống dân cư: Tình hình đời sống các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh năm 2018 nhìn chung ổn định. Đời sống cán bộ công nhân viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và lao động hưởng lương, nhờ sự thay đổi mức lương tối thiểu từ 1.300 nghìn đồng lên 1.390 nghìn đồng; mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng tăng thêm 6,92%; mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng dao động từ 1.515 nghìn đồng/tháng đến 3.859 nghìn đồng/tháng nên đời sống được cải thiện hơn. Bên cạnh đó, tình hình sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân gặp nhiều thuận lợi nên đạt kết quả tốt. Công tác an sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo luôn được sự quan tâm kịp thời của các cấp, các ngành. Ngoài ra, người dân cũng tranh thủ những lúc nhàn rỗi làm thêm các công việc khác để tạo thêm thu nhập nên đời sống các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua vẫn được đảm bảo và có phần cải thiện hơn. Dự kiến thời gian tới tình hình thiếu đói ở Hà Tĩnh sẽ không xảy ra.

          8.2. Công tác đảm bảo an sinh xã hội

          - Công tác giảm nghèo: Tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về giảm nghèo bền vững. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1249/QĐ-UBND ngày 02/5/2018 về phân bổ kế hoạch vốn từ ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2018 với tổng số vốn phân bổ là 58,7 tỷ đồng.

          Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2018 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỷ lệ hộ nghèo là 6,92% (gồm 26.140 hộ) giảm 1,65 điểm phần trăm so với năm 2017; tỷ lệ hộ cận nghèo là 6,57% (gồm 24.833 hộ) giảm 1,21 điểm phần trăm so với năm 2017. Mặc dù tốc độ giảm nghèo của Hà Tĩnh nhanh hơn cả nước nhưng kết quả giảm nghèo vẫn chưa thực sự bền vững. Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, các địa phương còn cao. Thời gian tới, cần tiếp tục tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tự lực vươn lên phát triển kinh tế, có việc làm thường xuyên, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, thụ hưởng các chính sách giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội, tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản để nâng cao chất lượng đời sống cho người dân, nhất là đối với hộ nghèo.

          - Công tác an sinh xã hội và thực hiện chính sách đối với người có công: Công tác đảm bảo an sinh xã hội, các chế độ, chính sách đối người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Đã cấp 78.022 thẻ BHYT cho hộ nghèo, 106.893 thẻ BHYT cho hộ cận nghèo, 122.998 thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi và 51.627 thẻ BHYT cho người có công. Tổ chức thăm hỏi, tặng 319.587 suất quà với tổng kinh phí 72,606 tỷ đồng cho người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong dịp Tết UBND tỉnh đã cấp kinh phí mua 243,57 tấn gạo hỗ trợ cho 5.740 hộ với 10.672 nhân khẩu để đảm bảo cho người dân không thiếu đói trong dịp Tết. Trao 87 sổ tiết kiệm tình nghĩa cho gia đình chính sách với tổng trị giá 388 triệu đồng; xây mới 200 nhà tình nghĩa, trị giá 8.654 triệu đồng và sữa chữa 58 nhà với tổng giá trị là 967 triệu đồng.

    Cùng với việc giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công, các gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, Hà Tĩnh cũng tích cực đẩy mạnh phong trào “đền ơn đáp nghĩa”. Chiều 10/2/2018, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Hà Tĩnh đã tổ chức Lễ truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đợt 9 cho 17 mẹ. Qua 9 đợt, Hà Tĩnh đã có 1.985 Mẹ được trao tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà Mẹ Việt Nam anh hùng”; trang trọng tổ chức an táng 12 hài cốt các liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Nầm vào sáng ngày 8/5/2018; kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, Hà Tĩnh có 83 liệt sĩ được cấp Bằng Tổ quốc ghi công. Đến nay, toàn tỉnh đã tìm kiếm, quy tập được 914 hài cốt liệt sỹ.

          8.3. Giáo dục và Đào tạo

         a. Giáo dục phổ thông

    Năm học 2017-2018, chất lượng giáo dục Hà Tĩnh vẫn được giữ vững; chất lượng mũi nhọn đạt nhiều thành tích nổi bật: Giành 1 HCV, 2 HCB và 2HCĐ Olympic toán quốc tế; xếp thứ 4 toàn quốc về số lượng sinh giỏi quốc gia (gồm 85 giải: 03 giải nhất, 28 giải nhì, 31 giải ba và 23 giải khuyến khích), có 2.359 em đạt học sinh giỏi tỉnh (gồm: 216 giải nhất, 552 giải nhì, 796 giải ba và 795 giải khuyến khích), các cuộc thi khoa học kỹ thuật và thi về kỹ năng mềm của học sinh đều đạt giải cao. Kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và THCS tiếp tục được củng cố vững chắc: Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi có 13/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn (có 262/262 đơn vị cấp xã đạt); giáo dục tiểu học có 13/13 đơn vị cấp huyện đạt mức 3 (có 260/262 đơn vị cấp xã đạt mức 3; 02 đơn vị cấp xã đạt mức 2); giáo dục THCS có 09/13 đơn vị cấp huyện đạt mức 2, có 04 đơn vị cấp huyện đạt mức 3 (52/262 đơn vị cấp xã đạt mức 2; 210/262 đơn vị cấp xã đạt mức 3). Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2018 được tổ chức tốt và tỷ lệ tốt nghiệp đạt 99,04%, hệ bổ túc đạt 97,67%.

          Trên cơ sở những kết quả đạt được, năm học 2018-2019 ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tích cực chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên toàn ngành, cụ thể: Toàn tỉnh có 724 trường, giảm 02 trường so với cuối năm học 2017-2018: Có 273 trường mầm non; 254 trường tiểu học (giảm 05 trường); 152 trường THCS (tăng 01 trường); 45 trường THPT; có 10.260 lớp (mẫu giáo 2.843 lớp, tiểu học 3.852 lớp, THCS 2.380 lớp, THPT 1.185 lớp) và 17.632 giáo viên (mầm non 4.757 người, tiểu học 5.201 người, THCS 4.916 người, THPT 2.758 người) và  318.221 học sinh (nhà trẻ 11.658 em, mẫu giáo 74.813 em, tiểu học 111.855 em, THCS 75.450 em và THPT 44.445 em).

    b. Giáo dục đào tạo:

    Chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh năm học 2018 - 2019 là 2.240 chỉ tiêu (so với năm học 2017 - 2018 tăng 22,74%), trong đó: Trường Đại học Hà Tĩnh tuyển sinh 1.250 chỉ tiêu, giảm 11,35% (hệ đại học 1.200 chỉ tiêu, cao đẳng 50 chỉ tiêu); các trường cao đẳng chỉ tuyên sinh hệ cao đẳng, với chỉ tiêu tuyển sinh là 990 chỉ tiêu, tăng 1,39 lần (hệ cao đẳng 460 chỉ tiêu, trung cấp 530 chỉ tiêu). Ngoài nhiệm vụ đào tạo hệ chính quy các trường còn liên kết đào tạo hệ liên thông, hệ vừa học vừa làm, dạy nghề và bồi dưỡng nghiệp vụ như: Trường Đại học Hà Tĩnh đào tạo hệ liên thông chính quy, văn bằng 2 là 201 chỉ tiêu; hệ vừa làm vừa học, liên thông vừa làm vừa học 530 chỉ tiêu; trường Cao đẳng Y tế đào tạo liên thông trung cấp lên cao đẳng 153 chỉ tiêu.

          Cùng với sự phát triển của giáo dục chuyên nghiệp, chất lượng dạy nghề ngày càng được nâng cao. Các cơ sở đào tạo luôn quan tâm chú trọng công tác giới thiệu, giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp. Mở thêm các ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, có định hướng, khảo sát tiềm năng và tính bền vững của nghề đào tạo. Trong năm 2018, đã tổ chức dạy nghề cho 5.243 người, trong đó: Trình độ cao đẳng nghề 393 người, trung cấp nghề 1.044 người, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng 3.806 người.

            8.4. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

    Năm 2018, ngành Y tế Hà Tĩnh đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh như: Cải tiến công tác đón tiếp người bệnh, giảm quá tải bệnh viện; chú trọng công tác đào tạo chuyên môn; phát triển chuyên môn kỹ thuật; phát triển chữa bệnh bằng y học cổ truyền; đầu tư trang thiết bị; nâng cao y đức...Đồng thời, tăng cường và duy trì giám sát bệnh truyền nhiễm tại tất cả các tuyến nhằm phát hiện sớm trường hợp mắc mới để có biện pháp khống chế kịp thời, không để dịch lớn xảy ra, không có tử vong do dịch bệnh. Nhờ vậy, chất lượng phục vụ từng bước được cải thiện, ngày càng tạo được niềm tin và sự hài lòng của nhân dân.

          - Tình hình dịch bệnh: Từ đầu năm đến nay, công tác phòng chống dịch được triển khai một cách đồng bộ, thường xuyên, kịp thời, chủ động. Các cơ sở khám chữa bệnh cũng đã chuẩn bị các phương án ứng phó với các bệnh dịch. Bệnh viện đã sẵn sàng cấp cứu và điều trị bệnh nhân; kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện; phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thông tin, báo cáo ca bệnh truyền nhiễm đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định. Mặt khác, bệnh viện luôn sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới về chuyên môn, nhân lực, vật lực khi cần thiết; chỉ đạo các bệnh viện huyện chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết; tổ chức tập huấn phác đồ cấp cứu, điều trị, hướng dẫn các cơ sở thực hiện...

Toàn tỉnh, năm 2018 đã xảy ra 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng 76 trường hợp, sốt rét 175 trường hợp, thủy đậu 119 trường hợp và sốt phát ban/sởi 01 trường hợp. Không có trường hợp tử vong bởi các dịch bệnh nói trên.

          - Công tác phòng chống HIV/AIDS: Nhằm hạn chế tỷ lệ lây nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư, Trung tâm Phòng - chống HIV/AIDS tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương triển khai nhiều biện pháp phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn; tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông thay đổi hành vi, nhằm giảm sự mặc cảm, kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; đẩy mạnh chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại, giám sát theo dõi, tư vấn xét nghiệm HIV, cũng như tăng cường chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Năm 2018, Hà Tĩnh có 52 trường hợp nhiễm mới HIV (giảm 38 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái), 48 trường hợp chuyển thành AIDS và có 03 trường hợp chết vì AIDS.   

          - Công tác an toàn thực phẩm: Để đảm bảo an toàn thực phẩm, Sở Y tế Hà Tĩnh tiếp tục tiến hành kiểm tra một số nhà hàng, khách sạn, các điểm bán hàng thực phẩm tươi sống; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức của người dân trong tiêu dùng thực phẩm; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và xử phạt nghiêm, đặc biệt khuyến khích xử phạt nặng các trường hợp vi phạm, đủ sức răn đe để không còn tái phạm. Năm 2018, xảy ra 05 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể ở huyện Lộc Hà, Cẩm Xuyên và thành phố Hà Tĩnh (tăng 05 vụ so với cùng kỳ năm ngoái) làm 50 người bị ngộ độc, không có trường hợp tử vong. Ngoài ra, còn có 1.491 ca ngộ độc thực phẩm đơn lẻ (giảm 28,35% so với cùng kỳ năm ngoái) và không có trường hợp nào chết vì ngộ độc thực phẩm.

          8.5. Hoạt động văn hoá, thể thao

- Hoạt động văn hóa:  Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chỉ đạo thay đổi nội dung tuyên truyền ở các cụm panô, áp phích tấm lớn trên địa bàn, hướng dẫn cơ sở tổ chức sinh hoạt CLB văn hóa, văn nghệ, các hoạt động thể dục thể thao cũng như treo cờ Tổ quốc, băng rôn, khẩu hiệu... chào mừng các ngày lễ của quê hương, đất nước, với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, nội dung bổ ích, lành mạnh, như: Chương trình văn nghệ mừng Đảng - mừng Xuân Mậu Tuất; chương trình nghệ thuật khai hội chùa hương; tổ chức Hội báo xuân; Đại lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương tại Khu di tích lịch sử văn hóa Đại Hùng, thị xã Hồng Lĩnh; triển lãm Bản đồ và trưng bày tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Khu Tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ Lý Tự Trọng thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan; tổ chức Hội thi “Viết thư pháp lần thứ nhất năm 2018” tại khu di tích Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân; tổ chức Lễ đón bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "lễ hội đền Chiêu Trưng"; tổ chức khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực IV - Bắc miền Trung lần thứ 23 năm 2018; tổ chức Liên hoan dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2018 lần thứ 4 liên tỉnh Hà Tĩnh - Nghệ An; tổ chức Liên hoan Ca Trù toàn quốc năm 2018.

Trong năm, tại Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc, Hà Tĩnh đã tổ chức đại lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ, cán bộ, người dân tử nạn tại Ngã ba Đồng Lộc vào tối 14/7/2018; và tổ chức chương trình nghệ thuật “Đồng Lộc-bài ca bất tử” vào tối 21/7/2018 nhằm kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đồng Lộc. Đồng thời, công bố sự kiện “Hoàng hoa sứ trình đồ” là di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thuộc xã Trường Lộc, huyện Can Lộc; qua sự kiện này nhằm tuyên truyền, giáo giục về truyền thống văn hóa, truyền thống hiếu học của quê hương Hà Tĩnh; giới thiệu, quảng bá để mọi người hiểu rõ giá trị của di sản.

Đặc biệt, trong tháng 12/2018 Hà Tĩnh đã tổ chức kỷ niệm 240 năm ngày sinh, tưởng niệm 160 năm ngày mất Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ; đón nhận bằng công nhận huyện Nghi Xuân đạt chuẩn nông thôn mới tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh cùng với chương trình nghệ thuật đặc sắc “Nguyễn Công Trứ - Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”. Chương trình đã tái hiện toàn diện những giai đoạn quan trọng và đóng góp của Nguyễn Công Trứ đối với đất nước; điểm lại những nét nổi bật trong xây dựng đời sống kinh tế xã hội, nhất là nông thôn mới Hà Tĩnh hiện nay. Đây cũng chính là dịp để Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh khẳng định quyết tâm đoàn kết, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, vươn lên giành những thắng lợi mới.

- Công tác thanh tra, kiểm tra văn hóa: Thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, du lịch trước trong và sau Tết cổ truyền dân tộc, trong đó tập trung kiểm tra chấn chỉnh công tác tổ chức lễ hội ở một số điểm văn hóa tâm linh. Năm 2018, đã nhắc nhở 34 cơ sở, đình chỉ 15 cơ sở vi phạm, xử phạt hành chính 11 triệu đồng.

          - Hoạt động thể thao: Bên cạnh hoạt động thể thao thành tích cao thì hoạt động thể thao quần chúng ngày càng phát triển mạnh mẽ như: Hội đua thuyền truyền thống trên sông La lần thứ 18 được tổ chức tại huyện Đức Thọ; giải cờ thẻ mừng xuân Mậu Tuất tại thành phố Hà Tĩnh; Đại hội TDTT lần thứ VIII; giải bóng rổ thiếu niên nhi đồng lần thứ V; Giải đua thuyền toàn tỉnh năm 2018; các giải thể thao bóng đá mi ni, bóng chuyền hơi nữ, bóng chuyền thuộc các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh tổ chức  vào dịp chào mừng 73 năm Cách mạng tháng 8, Quốc khánh 02/9, ngày Doanh nhân Việt Nam, ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam; tham dự lễ hội đua thuyền truyền thống tỉnh Bôlykhămxay …

          Trong năm, từ ngày 04/8/2018 đến ngày 11/8/2018, tại Hà Tĩnh diễn ra Giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV Cup 2018. Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị, Hà Tĩnh đã tổ chức thành công Giải bóng chuyền quốc tế VTV Cup 2018, góp phần làm nên một giải đấu quy mô, hấp dẫn và để lại ấn tượng về một Hà Tĩnh yên bình, thân thiện, mến khách

          Trong năm, hoạt động thể thao thành tích cao cũng đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Kết quả, năm 2018 đoàn Hà Tĩnh tham gia dành được 55 huy chương các loại, bao gồm: 26 HCV, 17 HCB và 12 HCĐ.

                   8.6. Tai nạn giao thông

          Tình hình trật tự ATGT còn diễn biến phức tạp, khó lường, số vụ tai nạn giao thông gây thiệt hại về người và tài sản còn ở mức cao. Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, cần tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các giải pháp đảm bảo trật tự ATGT; tập trung đảm bảo ATGT mùa mưa bão; tăng cường công tác tuần tra, thanh tra, kiểm soát xử lý vi phạm, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn giao thông, quản lý Nhà nước về vận tải; tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông đường sắt; tiếp tục tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ATGT.

            Tính từ ngày 16/11/2018 đến ngày 15/12/2018, trên địa bàn Hà Tĩnh xảy ra 8 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 6 người, bị thương 6 người, thiệt hại tài sản 30 triệu đồng. So với tháng trước giảm 14 vụ, giảm 9 người chết, giảm 6 người bị thương; so với cùng kỳ năm trước giảm 10 vụ, giảm 8 người chết và tăng 1 người bị thương. Nguyên nhân chủ yếu là không làm chủ tốc độ, uống rượu, bia khi tham gia giao thông và đi sai phần đường.

Như vậy, tính từ ngày 16/12/2017 đến ngày 15/12/2018 trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 137 tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 124 người, bị thương 73 người, ước tính thiệt hại tài sản 855 triệu đồng. So với cùng kỳ năm trước giảm 7 vụ tai nạn giao thông đường bộ, giảm 2 vụ tai nạn đường sắt, giảm 12 người chết và tăng 4 người bị thương.

    8.7. Tình hình thiên tai

          Năm 2018, chỉ xảy ra 1 đợt thiên tai từ ngày 15-17/7/2018. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão số 3 (Sơn Tinh), đã xảy ra mưa lớn kéo dài làm chết 1 người (ở huyện Hương Sơn); 6.935 ha diện tích lúa Hè Thu, 587 ha ngô và 2.629 ha rau đậu các loại bị ngập. Ngoài ra, đoạn đường Km53+750 – Km53+800 thuộc QL 8A bị ngập sâu 0,5 m gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.      

          Trước tình hình trên, UBND tỉnh đã ban hành Công điện số 13/CĐ-UBND ngày 15/7/2018; Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã có Công điện số 04/CĐ-PCTT ngày 17/7/2018 chỉ đạo các đơn vị địa phương chủ động ứng phó với cơn bão số 3. Tỉnh cũng đã chỉ đạo các đoàn kiểm tra công tác PCTT và TKCN tại các địa phương khẩn trương xuống cơ sở để đôn đốc chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó với cơn bão và tình hình mưa lũ.

          8.8. Tình hình cháy, nổ và bảo vệ môi trường

          - Tình hình cháy, nổ: Trong tháng 12/2018, trên địa bàn tỉnh xảy ra 9 vụ cháy (bằng cùng kỳ năm trước), ước tính thiệt hại 22 triệu đồng, trong đó: 2 vụ cháy nhà chứa rơm; 3 vụ cháy đường dây điện; 1 vụ cháy xưởng chăn ga, gối đệm và 3 vụ cháy khác. Tính cả năm 2018, trên địa bàn xảy ra 84 vụ cháy, nổ (trong đó có 81 vụ cháy và 3 vụ nổ), làm 10 người bị thương, thiệt hại ước tính 8,32 tỷ đồng; so với cùng kỳ năm trước tăng 16 vụ cháy, tăng 8 người bị thương và giảm 1 người chết.

          - Công tác bảo vệ môi trường: Để có một môi trường luôn xanh, sạch, đẹp, Sở Tài nguyên Môi trường đã phối hợp cùng với các ngành liên quan, các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh về an toàn vệ sinh môi trường. Đồng thời, tuyên truyền đến người dân cùng chung tay giữ gìn và bảo vệ môi trường nơi mình đang sống. Trong tháng, đã phát hiện và xử lý 4 cơ sở vi phạm môi trường với số tiền 57,5 triệu đồng. Tính cả năm 2018, phát hiện 55 cơ sở vi phạm, xử lý 52 cơ sở với số tiền 715,5 triệu đồng.

    

 

Gửi bởi    

HỆ THỐNG TÊN MIỀN MẠNG GSO
MÁY CHỦ TÊN MIỀN .GSO:
Chính:       10.0.1.1
Dự phòng: 10.0.1.2
  • Góc người dùng
Tên đăng nhập:
Mật khẩu:



Bạn đang dùng -

IP:3.237.4.45

Thống kê

Lượt truy cập  908
Đang trực tuyến   2